Khuyến cáo về chụp X-quang tuyến vú sàng lọc bệnh lý ung thư vú ở nữ giới

Ngày đăng: 23/10/2018 Lượt xem 4474
Khuyến cáo về chụp X-quang tuyến vú sàng lọc bệnh lý ung thư vú ở nữ giới

ThS. BS. Ngô Trường Sơn
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo thống kê dịch tễ học mới nhất của Globocan trên thế giới và Việt Nam ung thư vú là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý ung thư thường gặp. Năm 2018 trên thế giới có 2088849 trường hợp mới mắc chiếm tỷ lệ 11,6 %, có 626679 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 6,5%, tại Việt Nam có 15229 trường hợp mới mắc, chiếm tỷ lệ 9,2%, có 6103 trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 5,3%.

Hiện nay việc phát hiện sớm ung thư vú và lựa chọn đúng phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng để điều trị khỏi và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do ung thư vú.

Ung thư vú được phát hiện sớm, khi khối u còn nhỏ và không lan rộng thì dễ điều trị hơn. Tự khám vú, khám lâm sàng và xét nghiệm sàng lọc thường xuyên là những phương pháp đáng tin cậy nhất để chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm. Việc khám lâm sàng tuyến vú thường xuyên được thực hiện bởi chuyên gia y tế hoặc tự khám vú. Có rất ít bằng chứng cho thấy các phương pháp này giúp tìm ra ung thư vú sớm khi phụ nữ cũng được chụp X-quang tuyến vú. Tuy nhiên nên hướng dẫn cho phụ nữ cách tự khám vú để phát hiện ra các thay đổi và các triệu chứng lâm sàng để thông báo kịp thời cho Bác sỹ chuyên khoa.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO), hiệp hội Ung thư vú Châu Âu (ESMO) và các Hiệp hội Ung thư khác trên thế giới đều có hướng dẫn sàng lọc đối với phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình, và đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.

Xét nghiệm sàng lọc là gì?

Mục tiêu của xét nghiệm sàng lọc ung thư vú là tìm ra bệnh trước khi bệnh gây ra các triệu chứng (khi khối u kích thước nhỏ người bệnh có thể cảm nhận được hoặc Bác sỹ khám bệnh có thể phát hiện được). Sàng lọc phát hiện sớm là đề cập đến các khám nghiệm lâm sàng và xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở những người không có bất kỳ triệu chứng nào. Phát hiện sớm có nghĩa là tìm và chẩn đoán bệnh sớm hơn thay vì chờ đợi các triệu chứng bắt đầu thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư vú được tìm thấy trong các đợt kiểm tra sàng lọc thường là các tổn thương kích thước nhỏ và vẫn còn giới hạn ở vú. Kích thước của khối u và tính chất lan tràn di căn của bệnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong dự đoán tiên lượng bệnh.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị cho phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình

Những hướng dẫn này dành cho phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình. Đối với mục đích sàng lọc, một phụ nữ được coi là có nguy cơ trung bình nếu không có tiền sử bệnh ung thư vú, tiền sử gia đình không ai bị ung thư vú, hoặc không có đột biến di truyền được biết là làm tăng nguy cơ ung thư vú (như trong Gen BRCA), và không có liệu pháp xạ trị ngực trước tuổi 30.

Lứa tuổi khuyến cáo chụp X-quang tuyến vú:

-          Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 44: nên chụp x-quang tuyến vú mỗi năm một lần.

-          Phụ nữ 45 đến 54: nên chụp x-quang tuyến vú mỗi năm một lần.

-          Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên: có thể chụp x-quang tuyến vú mỗi năm một lần, hoặc có thể chọn tiếp tục chụp quang tuyến vú hàng năm. Việc sàng lọc nên tiếp tục miễn là phụ nữ có sức khỏe tốt và dự kiến sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.

(Bác sỹ giải thích cho phụ nữ hiểu được những gì mong đợi khi chụp x-quang tuyến vú để kiểm tra ung thư vú - những gì xét nghiệm có thể và không thể làm được).

Chụp X-quang tuyến vú

Chụp quang tuyến vú thường xuyên có thể giúp tìm ung thư vú ở giai đoạn sớm, lúc đó điều trị sẽ thành công nhất. Chụp X-quang tuyến vú có thể tìm thấy những thay đổi vú có thể trở thành ung thư sau nhiều năm trước khi phát triển thành triệu chứng lâm sàng. Kết quả từ nhiều thập kỷ nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ chụp X-quang tuyến vú thường xuyên có nhiều khả năng phát hiện được ung thư vú sớm hơn, lúc đó ít có khả năng cần điều trị tích cực như phẫu thuật cắt bỏ vú (cắt bỏ tuyến vú) và hóa trị, và có nhiều khả năng được điều trị khỏi hơn.

Tuy nhiên không phải chụp X-quang tuyến vú đều có thể chẩn đoán được bệnh ung thư vú. . Và đôi khi một phụ nữ sẽ cần nhiều xét nghiệm hơn để tìm hiểu xem có điều gì đó được tìm thấy trên chụp quang tuyến vú hay không phải là ung thư. Ngoài ra còn có một khả năng nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mà không bao giờ có thể gây ra bất kỳ vấn đề gì đã không được tìm thấy trong quá trình sàng lọc. Điều quan trọng là phụ nữ được chụp quang tuyến vú biết phải mong đợi điều gì và hiểu những lợi ích và hạn chế của việc khám nghiệm.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ sàng lọc các khuyến cáo cho phụ nữ có nguy cơ cao

Phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú dựa trên các yếu tố nhất định nên chụp MRI và chụp quang tuyến vú mỗi năm, thường bắt đầu từ 30 tuổi. Điều này bao gồm những phụ nữ: Có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú khoảng 20% đến 25% hoặc cao hơn, theo các công cụ đánh giá rủi ro dựa chủ yếu vào tiền sử gia đình.

-          Có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 đã biết (dựa trên việc có xét nghiệm di truyền)

-          Có một người họ hàng (cha mẹ, anh trai, em gái, hoặc trẻ em) với đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, và chưa có xét nghiệm di truyền

-          Đã xạ trị vào ngực khi ở độ tuổi từ 10 đến 30.

-          Có hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden, hoặc hội chứng Bannayan-Riley-Ruvalcaba, hoặc tiền sử có người trong gia đình mắc hội chứng này.

Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nữ 68 tuổi, tự sờ thấy khối u vú bên phải kích thước khoảng 1 cm, không đau ngực , không sốt, không gầy sút, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch mai chụp X-quang tuyến vú 2 bên phát hiện tổn thương u vú bên phải kích thước 1cm, Birads C6, xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập.




Tổn thương canxi hóa vú bên phải ¼ dưới trong (BIRADS C6) kích thước khoảng 14 x 18mm, không thấy co kéo nhu mô xung quanh
Ngô Trường Sơn

Tin liên quan