Ứng dụng phương pháp xạ phẫu bằng dao Gamma quay ( Rotating Gamma Knife) trong điều trị các dị dạng động tĩnh mạch ở sọ não.

Ngày đăng: 18/08/2009 Lượt xem 4150
Dị dạng động tĩnh mạch (AVM: arteriovenous malformations) là bệnh lý mạch máu ở não có thể gây ra tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử lý đúng có thể cứu chữa được trên 90% số trường hợp.

Biểu hiện của bệnh bao gồm từ không có triệu chứng đến đau đầu, động kinh, thiếu hụt chức năng thần kinh tuỳ vào vị trí và kích thước khối dị dạng trong não, thậm chí nhiều trường hợp biểu hiện đầu tiên là đột quỵ từ nhẹ đến nặng do vỡ dị dạng gây chảy máu não.

Để chẩn đoán bệnh bệnh nhân cần được khám lâm sàng đầy đủ và chụp CT, CT đa dãy, MRI pha mạch, chụp mạch kỹ thuật số hoá xoá nền (DSA)… nhằm đánh gia vị trí, kích thước, các cuống nuôi cũng như phân độ khối dị dạng.

Điều trị bệnh lý này gồm nhiều phương pháp:

- Điều trị nội khoa thần kinh.

- Phẫu thuật mở là phương pháp kinh điển vẫn được chỉ định, tuy nhiên phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí không thực hiện được nếu các tổn thương ở sâu và cạnh nhiều cấu trúc thần kinh quan trọng như thân não.., và những khối dị dạng lớn.

- Nút mạch là phương luồn ống thông từ ngoài vào cuống nuôi ổ dị dạng và gây bít tắc lại, đối với các trường hợp ổ dị dạng có nhiều cuống hoặc cuống nhỏ nút mạch gặp nhiều hạn chế.

- Xạ trị thông thường( máy xạ trị Cobal-60, máy gia tốc tuyến tính…) ít sử dụng,

- Xạ phẫu bằng dao Gamma được sử dụng đầu tiên năm 1968 do giáo sư Lars-Leksell, người Thụy Điển điều trị u não và cho thấy kết quả rất tốt với nhiều loại bệnh lý sọ não như AVM, u sọ hầu, màng não…

Xạ phẫu bằng dao gamma cho các bệnh lý mạch máu não ngày càng được lựa chọn nhiều, đặc biệt là AVM. Nguyên lý của xạ phẫu bằng dao Gamma là sự hội tụ chính xác của nhiều chùm tia bức xạ vào tổn thương và cơ chế làm tiêu các ổ AVM là dưới tác dụng tia bức xạ làm xơ dần khối dị dạng theo thời gian.



Tháng 7 năm 2007 hệ thống xạ phẫu bằng dao Gamma quay(Rotating Gamma Knife) gắn với hệ thống CT, MRI mô phỏng do Hoa Kỳ sản xuất lần đầu được ứng dụng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Hệ thống này cũng dựa theo nguyên lý của dao Gamma cổ điền là sự hội tụ chính xác của các chùm tia gamma từ nguồn Cobalt-60 vào tổn thương, nhưng thay cho mũ cố đinh nặng nề là hệ thống collimator quay quanh đầu bệnh nhân, hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn, chính xác và hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ và tỉnh táo trong suốt quá trình xạ phẫu, thời gian nằm viện ngắn.

Trong gần 2 năm, từ tháng 7/2007 đến nay (6/2009) hệ thống xạ phẫu bằng dao Gamma quay gắn với CT mô phỏng (CT Sim), chúng tối đã điều trị cho hàng trăm bệnh nhân AVM phức tạp và rất nhiều các bệnh khác ở sọ não, kết quả theo dõi bệnh nhân cho thấy hệ thống này có các ưu điểm vượt trội so với dao Gamma cổ điển kể trên còn  có thể kết nối với hệ thống CT mô phỏng đã giúp cho việc điều trị thuận tiện, chính xác và an toàn , hệ thống collimator quay giúp giảm liều tại các vùng quan trọng của não, nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc cải thiện nhiều các triệu chứng, đặc biệt là đối với các trường hợp không thể can thiệp phẫu thuật, nút mạch hoặc đã thất bại với các phương pháp trên,

Một số kết quả điều trị

Bệnh nhân Phạm Thị H nữ 24 tuổi, chẩn đoán: AVM vùng chẩm, xạ phẫu dao gamma quay 18Gy



Bệnh nhân nam, 37 tuổi, vào viện vì xuất huyết não, chẩn đóan: AVM vỡ. Bệnh nhân được xạ phẫu liều 20Gy.


Tin liên quan