Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Ngày đăng: 18/11/2009 Lượt xem 2995

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

 

Còn theo Đông y, căn nguyên gây bệnh do nhiệt độc, hoả độc, thấp nhiệt hoặc âm hư gây nên. Bị nhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét. 

 

Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan... Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm. Uống nhiều nước lọc, trà xanh, nước nhân trần, nước rau má...

 

Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát. Tùy từng trường hợp cần uống thêm vitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tin liên quan