Sự liên quan giữa việc điều trị bệnh đường ruột dễ viêm và ung thư da không có u ác tính

Ngày đăng: 13/11/2009 Lượt xem 2481

Bác sĩ Millie Long ở Đại học North Carolina, Chapel Hil, và các cộng sự đã xem xét 26.403 hồ sơ của các bệnh nhân bị bệnh Crohn và 26.974 bệnh nhân bị viêm kết tràng kèm theo loét, từ năm 1996 đến năm 2005. Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu IBD có liên quan đến nguy cơ bị NMSC hay không, và nguy cơ này có phải là kết quả của việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hay các thuốc sinh học hay không.

Trong nghiên cứu đoàn hệ, mỗi bệnh nhân IBD tùy theo tuổi, giới tính, và khu vực sinh sống được so với 3 hồ sơ bệnh nhân nhóm chứng (không bị bệnh Crohn hay viêm kết tràng có loét). Ngoài ra, còn có thêm một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên 387 bệnh nhân bệnh Crohn và NMSC với 355 bệnh nhân viêm kết tràng có loét và NMSC. Họ được so sánh với nhóm chứng gồm những bệnh nhân Crohn hay viêm kết tràng có loét mà không bị NMSC. Kết quả thu được từ nghiên cứu là tỷ số nguy cơ bị NMSC ở nhóm bệnh nhân IBD cao hơn so với nhóm chứng. Việc sử dụng bất kì thuốc ức chế miễn dịch nào trong thời gian ngắn (<90 ngày) có nguy cơ cao bị NMSC (OR=3,28), riêng đối với thuốc nhóm thiopurine (cũng là thuốc ức chế miễn dịch) OR=3,56, và các thuốc sinh học dùng cho bệnh nhân Crohn thì OR=2,07 

Khi dùng thuốc kéo dài (>365 ngày) thì với bất kỳ thuốc gây suy giảm miễn dịch nào, OR=4,04. Riêng với nhóm thiopurine, OR=4,27. Và với các thuốc sinh học thì OR=2,18 (OR càng lớn thì nguy cơ bị NMSC càng cao).

Bác sĩ Long cũng nói thêm là đối với những bệnh nhân phải dùng thuốc  ức chế miễn dịch sau khi ghép cơ quan thì cũng có nguy cơ bị NMSC. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy azathiopurine, một chất thuộc nhóm thiopurine, cũng có khả năng tăng sự nhạy cảm của da với ánh nắng. Theo ông, đối với những bệnh nhân IBD mà cần phải điều trị dài hạn nên sử dụng màn chống nắng và cần có những hiểu biết về NMSC để có thể ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Vài thông tin về bệnh đường ruột dễ viêm.  

IBD gồm hai bệnh liên quan nhưng khác nhau, đó là viêm kết tràng có loét và bệnh Crohn. Những bệnh này gây ra tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột, dẫn tới các triệu chứng khác nhau, và có thể xuất hiện ở những cơ quan khác ngoài ruột. IDB là bệnh kéo dài với những giai đọan nặng nhẹ xen kẽ. Thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn giữa IBD và hội chứng ruột dễ kích ứng. Viêm kết tràng có loét có thể điều trị bằng phẫu thuật nhưng bệnh Crohn thì không.

Tin liên quan