Khi nhận kết quả Ung thư dạ dày, ít người biết rằng mặc dù kết quả cùng như vậy nhưng tỷ lệ sống của các bệnh nhân rất khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, sức khỏe chung của bệnh nhân, tinh thần và khả năng chăm sóc y tế. Như vậy, không có một công thức chung để có thể nói bị Ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu? Tuy nhiên, có một số thống kê, giúp chúng ta có thể ước lượng được điều đó.
80% bệnh nhân Ung thư dạ dày có vi khuẩn Hp trong người
Ung thư dạ dày
Bệnh Ung thư dạ dày tiến triển thầm lặng qua nhiều giai đoạn từ khi hình hình các tế bào tiền Ung thư (trong viêm teo niêm mạc dạ dày) cho tới khi Ung thư di căn. Bệnh Ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn, sau đó bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường. Đó là sự thật, tuy nhiên chỉ đúng với những bệnh nhân may mắn phát hiện được Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Với những bệnh nhân được phát hiện muộn, ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống sót trong 5 năm là rất thấp, thậm chí tỷ lệ sống sót trên 1 năm cũng không cao.
Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chưa có một phương pháp chẩn đoán nào thực sự đủ mức độ tin cậy để chẩn đoán Ung thư dạ dày sớm. Phương pháp xét nghiệm máu được cho là chính xác nhưng vẫn cần có nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chắc chắn Ung thư dạ dày. Hơn nữa, khả năng tầm soát Ung thư cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ của Việt Nam không được tốt cho nên tỷ lệ tử vong do Ung thư dạ dày trong vòng 5 năm rất cao, tới 80%, tỷ lệ đó ở Mỹ là trên 50%.
Bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thông thường nên đến khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên đa số tâm lý của gia đình các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường dấu và không nói rõ tình trạng bệnh cũng như sự nguy hiểm của bệnh cho người bị bệnh biết. Điều này hết sức bình thường không chỉ với bệnh Ung thư dạ dày mà ngay cả những căn bệnh nguy hiểm khác cũng vậy.
Họ sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh sẽ một xấu đi. Bởi vì tinh thần của người bệnh chính là vị thuốc điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho biết thì nếu cho bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh cũng như các nguy hiểm có thể gặp phải thì thông thường các bệnh nhân sẽ hợp tác tốt hơn trong việc điều trị bệnh, đôi khi còn lạc quan và bớt lo âu hơn. Khi đó khát vọng sống của bệnh nhân sẽ mãnh liệt hơn và ít thờ ơ hơn vì cho rằng chưa đến lúc nguy hiểm, chưa đến lúc phải điều trị.
Trong rất nhiều năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy nhất đó là những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn. Và tất nhiên, tất cả họ đều là những người hiểu rõ bệnh tình của mình chứ không hề bị giấu giếm bất cứ điều gì.
Câu hỏi “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?”, theo các bác sĩ tại đây thì câu hỏi này họ được nghe quá nhiều từ người bệnh nên cũng trả lời thằng thắn là có thể sống được 1-2 năm, 3 năm hoặc đôi khi hơn. Tùy từng trường hợp và quyết tâm, khát khao sống mãnh liệt, sự hợp tác điều trị cũng như điều kiện của mỗi người.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu: Thông thường, tiên lượng bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn đầu tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật, những giai đoạn sau không thể phẫu thuật thì mục tiêu chữa bệnh là kéo dài thời gian sống và lúc này phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh để dự đoán thời gian còn lại cho người bệnh. Có một điều chắc chắn rằng nếu Ung thư dạ dày không được điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.
Tầm soát bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm Ung thư dạ dày, gia tăng cơ hội chữa khỏi. Để phòng tránh ung thư dạ dày, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối, ngừng hút thuốc lá. Đặc biệt cần hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và những người thân trong gia đình. Nếu gia đình bạn có người mắc Ung thư dạ dày thì nguy cơ của bạn cao hơn, hoặc nếu bạn từng phát hiện bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày và có bệnh dạ dày như Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Loét dạ dày tá tràng thì điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh là rất cần thiết.
Theo Gastimunhp.vn tổng hợp