Lợi ích và tác hại của việc xét nghiệm ung thư vú

Ngày đăng: 19/09/2012 Lượt xem 2437

Trong bảng Đánh giá tổng quát đầu tiên về chương trình chẩn đoán ung thư vú, các nhà nghiên cứu cho biết cứ 1.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 50-69 tuân thủ việc kiểm tra ung thư vú 2 năm/lần thì có từ 7-9 người được cứu sống bằng các liệu pháp kịp thời, nhờ phát hiện những khối u bất thường ngay từ giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, chương trình nhân rộng này cũng đã dấy lên những tranh cãi trên toàn cầu về việc chẩn đoán sai, khiến nhiều phụ nữ phải thực hiện chu trình điều trị không cần thiết và gây tổn hại cho cơ thể.

Cũng trong số 1.000 phụ nữ tiến hành xét nghiệm thì có tới bốn người \"nằm ngoài sự chẩn đoán\", có nghĩa là máy phát hiện ra khối u nhưng thực tế khối u đó hoàn toàn lành tính.

Giáo sư Stephen Duffy chuyên về Xét nghiệm ung thư thuộc trường đại học London, Queen Mary- một trong hai người dẫn đầu nghiên cứu trên cho biết mối nguy hiểm từ việc chẩn đoán sai ở một số phụ nữ gần như còn tồi tệ hơn cái chết.

Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ được xét nghiệm, thì có tới 170 phụ nữ có ít nhất một lần được gọi tới để thực hiện các xét nghiệm sinh thiết trước khi nhận được kết quả âm tính với ung thư vú.

Những trường hợp được xác định có khối u phải trải qua những liệu pháp điều trị xấm lấn không cần thiết, ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và thể chất.

Với kết quả nghiên cứu trên các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ nên xem xét kỹ những lơi ích và tác hại của việc xét nghiệm trước khi đưa ra quyết định của mình.

Theo dữ liệu Globoc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ung thư vú hiện là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trên toàn thế giới, với khoảng 1,38 triệu phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh trong năm 2008.

Tại châu Âu, bao gồm các quốc gia không thuộc liên minh châu Âu, có tới 425.000 trường hợp mới mắc bệnh và 129.000 trường hợp đã tử vong trong năm 2008./.

Theo xaluan

Tin liên quan