Lý do thức khuya gây ung thư, tim mạch nguy hiểm

Ngày đăng: 14/01/2015 Lượt xem 3635
Ở đó, luân phiên làm ca đêm là cách thức sắp xếp lịch làm thâu đêm khoảng 3 lần/tháng trở lên. Để đưa ra nhận định trên, giới khoa học tiến hành phân tích chế độ làm việc của đối tượng làm việc ca đêm trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Kết quả chỉ ra, ngoài nguy cơ ung thư, họ còn đối diện với các vấn đề tim mạch.
\"2731\"
Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thức khuya còn khiến bạn đối diện với ung thư.
Cụ thể, hầu hết người làm việc ca đêm hơn 15 năm làm tăng nguy khả năng tử vong do ung thư phổi. Với phụ nữ, luân phiên làm việc ca đêm trong 5 năm liên tiếp cũng có khả năng tăng nguy cơ tử vong do các bệnh về tim và mạch máu. Không phải đến bây giờ người ta mới “cảnh giác” với yếu tố gây bệnh này. Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới từng công nhận việc thức khuya góp phần phá vỡ đồng hồ sinh học con người, gây nên sự bất thường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trước đây, các nhà khoa học chỉ ra, thiếu ngủ gây suy giảm lượng hormone melatonin. Đối với cơ thể, melatonin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, đảm bảo chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cân bằng các hormone khác, chống ung thư. Đáng lưu ý, melatonin chủ yếu được sản xuất vào ban đêm khi con người chìm vào giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng trong thời điểm này sẽ làm giảm lượng hormone được tiết ra. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện làm việc ca đêm làm tăng nguy cơ béo phì 30%. 40 – 45% phụ nữ làm việc ca đêm đối diện với tình trạng đau lưng. Về vấn đề này, giáo sư Eva Schernhammer làm việc tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Phụ khoa Brigham cho biết: “Đây là khảo sát mang tính quy mô lớn nhất về tác động của giấc ngủ đối với tuổi thọ. Từ đó có tác động phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng thể cho mọi người”.

Tin liên quan