Các triệu chứng của ung thư máu rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm, mệt mỏi thông thường.
Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu (còn có các tên gọi khác là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng bệnh ung thư ác tính. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên 'hung dữ' và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu 'thức ăn', dẫn đến hiện tượng 'ăn' hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.
Bạch cầu (màu trắng) tấn công hồng cầu khi 'đói'
Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu (còn gọi là u). Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ…
Biểu hiện của bệnh ung thư máu
Khi bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu) phát triển nhanh trong tủy, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đồng thời còn chiếm chỗ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào máu bình thường khác. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp… là những biểu hiện của sự ảnh hưởng từ sức 'công phá' trong tủy.
- Thiếu hồng cầu sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi, yếu sức, da trở nên trắng nhạt, thiếu sức sống.
- Bạch cầu không hoạt động bình thường nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.
- Có sự xuất hiện các hạch bất thường trên cơ thể.
- Khả năng đông máu giảm xuống, người mắc ung thư máu sẽ dễ bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím, các vết thương khó cầm máu…
- Biếng ăn, sút cân, ở nữ giới còn gặp hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Các biểu hiện của bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mệt mỏi, cảm cúm thông thường. Vì thế, không nên chủ quan khi cơ thể có các dấu hiệu trên.
Nên kiểm tra sức khỏe nếu có những dấu hiệu này
Phương pháp điều trị
Ung thư máu chủ yếu được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của một người hiến phù hợp. Những người thích hợp nhất là người có chung huyết thống với bệnh nhân. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng, nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu, kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của việc chữa trị bệnh ung thư máu là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao.
Ngoài phương pháp cấy ghép tủy, còn một phương pháp điều trị khác là dùng hóa trị liệu. Cách này có triển vọng rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư máu. Đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Các bệnh nhân điều trị tốt và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt, trong khoảng điều trị từ 3 – 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, cách tốt nhất, nên bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ... Người làm việc trong môi trường nhiều chất này cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Nên hạn chế hết sức có thể việc đi vào những vùng có các chất độc hại đó (các nhà máy sử dụng chất hóa học, những vùng đất nhiễm phóng xạ…). Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng các sản phẩm như nước rửa bát, nước lau nhà, mỹ phẩm… cố gắng chọn các sản phẩm từ tự nhiên để đảm bảo an toàn nhất.
Theo NNA/Maskonline.vn/songkhoe