Phát hiện người bị ung thư từ hơn 3.000 năm trước

Ngày đăng: 28/05/2014 Lượt xem 1168

Bộ xương được xác định là của nam thanh niên trưởng thành khoảng 25 - 35 tuổi sống vào khoảng 1200 trước công nguyên, được phát hiện thấy trong một ngôi mộ ở Sudan năm 2013.

Phân tích bộ xương cho thấy những dấu hiệu của ung thư di căn, ung thư đã lan ra rộng khắp các phần khác của cơ thể, bắt đầu từ một khối u mô mềm ác tính. Đây là ví dụ thuyết phục hoàn chỉnh nhất của ung thư di căn thời cổ đại trong tài liệu khảo cổ học.

\"Tổn
Tổn thương gai đốt sống ngực thứ 5.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Durham và bảo tàng Anh đã phát hiện bộ xương trong một ngôi mộ ở Sudan. Phát hiện sẽ giúp khám phá nguyên nhân cơ bản của bệnh ung thư thời cổ đại và lịch sử phát triển của bệnh ung thư trong quá khứ. Phân tích ADN bộ xương và xác ướp cổ đại kết hợp với bằng chứng về ung thư có thể được sử dụng để phát hiện các đột biến gen cụ thể liên quan đến các loại bệnh ung thư cụ thể.

Mặc dù hiện nay ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết trên thế giới, nhưng nó gần như vắng mặt trong các dữ liệu khảo cổ. Vì thế dẫn đến kết luận rằng căn bệnh này chủ yếu là sản phẩm của cuộc sống hiện đại và tuổi thọ gia tăng. Những phát hiện này cho thấy rằng ung thư không chỉ là một căn bệnh của lối sống hiện đại mà đã hiện diện ở thung lũng sông Nile từ thời cổ đại.

Tác giả chính, Michaela Binder, thành viên tham gia khai quật và nghiên cứu bộ xương cho biết: “Từ những dữ liệu khảo cổ học người như thế này thực sự giúp chúng ta hiểu tiến trình và lịch sử của các loại bệnh hiện đại”

Chụp X- quang và quét hiển vi điện tử cho thấy hình ảnh xương bị tổn thương. Ung thư di căn lan ra xương cổ, xương bả vai, cánh tay, cột sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi.

Các nhà khoa học hy vọng thông qua việc tiếp cận tiến trình dẫn đến ung thư, thông tin từ những di tích của người cổ đại có thể tìm kiếm được cách giải quyết một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng của thế giới.

Theo ScienceDaily/dantri

Tin liên quan