Ung thư bàng quang

Ngày đăng: 29/07/2011 Lượt xem 5471
Người ta vẫn không biết tại sao người này bị ung thư bàng quang còn người khác thì không. Ung thư  bàng quang không phải là bệnh truyền nhiễm. Không ai có thể bị lây ung thư bàng quang từ người khác. Những nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác yếu tố  nào gây ra bệnh này, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một số người này lại dễ bị hơn so với người khác. Một số nhân tố làm tăng lên nguy cơ cao này

Bàng quang là gì?

Bàng quang là một cơ quan  rỗng nằm trong bụng dưới chứa nước tiểu. Thận lọc chất cặn bã từ máu và sản sinh nước tiểu, nước tiểu được dẫn vào bàng quang qua hai cái ống gọi là niệu quản. Nước tiểu ra khỏi bàng quang xuyên qua cái ống khác gọi là niệu đạo. Ở phụ nữ, niệu đạo là một ống ngắn  mở ra đúng phía trước, trên  âm đạo. Ở đàn ông, nó dài hơn, chạy xuyên qua tuyến tiền liệt và sau đó qua niệu đạo dương vật.

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư là một nhóm gồm nhiều bệnh, có hơn 100 loại ung thư khác nhau được biết, và có những kiểu ung thư bàng quang khác nhau. Chúng hoàn toàn có chung một đặc điểm : những tế bào dị thường phát triển và phá hủy mô cơ thể.

Các tế bào mạnh khỏe  tạo ra mô cơ thể lớn lên, phân chia, và tự thay thế một cách trật tự. Quá trình này giữ thân thể trong sự sửa chữa tốt. Tuy nhiên, đôi lúc vài tế bào mất khả năng điều khiển sự tăng trưởng của chúng. Chúng lớn lên quá nhanh chóng và không có bất kỳ trật tự nào. Quá nhiều mô được tạo ra, và những khối u bắt đầu thành hình. Những khối u có thể lành tính hoặc ác tính.

Những khối u lành tính thì không phải là ung thư. Chúng không di căn tới những bộ phận khác của cơ thể và ít khi đe dọa tới cuộc sống. Thường, những khối u lành có thể được loại bỏ bởi giải phẫu, và chúng sẽ không tái phát.

Những khối u ác tính là ung thư. Chúng có thể xâm phạm và phá hủy mô và những cơ quan  mạnh khỏe gần bên cạnh. Những tế bào ung thư cũng có thể di chuyển từ khối u vào dòng máu và hệ thống bạch huyết. Điều đó giải thích tại  sao ung thư có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể. Sự lan rộng này được gọi di căn. Dù ung thư bàng quang được loại bỏ, nhưng bệnh đôi khi tái phát trở lại, bởi vì  tế bào ung thư có thể đã lan rộng.

Đa số các ung thư bàng quang phát triển ở lớp trong bàng quang. Ung thư thường trông như một nấm nhỏ dính vào thành bàng quang. Còn được gọi một khối u có gai thịt. Ung thư bàng quang khá thường gặp. Người da trắng bị ung thư bàng quang gấp hai lần người da đen, và đàn ông bị ung thư bàng quang nhiều hơn nữ gấp 2-3 lần. Đa số các ung thư bàng quang xuất hiện sau tuổi 55, nhưng bệnh có thể cũng phát triển  ở những người trẻ hơn.

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang là gì?

Người ta vẫn không biết tại sao người này bị ung thư bàng quang còn người khác thì không. Ung thư  bàng quang không phải là bệnh truyền nhiễm. Không ai có thể bị lây ung thư bàng quang từ người khác. Những nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác yếu tố  nào gây ra bệnh này, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một số người này lại dễ bị hơn so với người khác. Một số nhân tố làm tăng lên nguy cơ cao này.

Việc hút thuốc là một nhân tố nguy hiểm chính. Những người nghiện hút thuốc lá mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp từ hai tới ba lần so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc sẽ giảm đi nguy cơ mắc ung thư bàng quang, ung thư phổi, vài loại ung thư khác, và một số bệnh khác nữa.

Công nhân làm việc trong một số nghề có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với những chất gây bệnh ung thư ( những chất gây sinh ung thư) trong nơi làm việc. Những công nhân này bao gồm những người trong ngành cao su, hóa học, và công nghiệp thuộc da, cũng như người tạo mẫu tóc, thợ máy, công nhân luyện kim, công nhân in, họa sĩ, công nhân dệt, và tài xế xe tải.

Biểu hiện triệu chứng của ung thư bàng quang như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo chung nhất của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu. Tùy thuộc vào số lượng máu có trong nước tiểu mà màu của nước tiểu có thể thay đổi từ đỏ lợt tới màu đỏ thẫm.  Đau trong thời gian đi tiểu có thể cũng là một dấu hiệu của ung thư bàng quang. Nhu cầu đi tiểu nhiều hoặc ngay lập tức có thể là dấu hiệu cảnh báo nữa. Thường, những khối u bàng quang không có triệu chứng.

imagesca9g01ue
Ảnh minh họa



 Khi những triệu chứng xuất hiện, chúng không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư. Chúng có thể do những bệnh nhiễm trùng, những khối u lành tính, sỏi bàng quang, hoặc những vấn đề khác. Điều quan trọng là tới khám bác sĩ để xác định nguyên nhân của những triệu chứng. Bất kỳ bệnh nào cũng cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán ung thư bàng quang như thế nào?

Để chẩn đoán ung thư bàng quang, ngoài việc hỏi kỹ tiền sử cá nhân và gia đình, cần phải thăm khám kỹ lưỡng. Đôi khi, bác sỹ có thể cảm thấy một khối u lớn trong lúc thăm khám trực tràng hoặc âm đạo. Ngoài ra, những mẫu nước tiểu được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem bất kỳ những tế bào ung thư nào có mặt.

Thường, bác sỹ chỉ định chụp x quang có bơm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch (IVP). Xét nghiệm  này cho phép bác sỹ nhìn thấy thận, ống niệu quản, và bàng quang trên X quang. Một IVP bình thường ít gây ra khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên có một số ít bệnh nhân bị buồn nôn, choáng váng, hoặc đau do chích thuốc cản quang.

Bác sỹ cũng có thể  nhìn trực tiếp vào trong bàng quang với dụng cụ nội soi (cystoscope). Trong thủ thuật này, một ống mỏng nhỏ có ánh sáng được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo. Nếu bác sỹ nhìn thấy bất kỳ những vùng bất thường nào, bác sĩ sẽ sinh thiết nó để đem đi xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường. Ung thư bàng quang chỉ có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết.

Điều trị ung thư bàng quang như thế nào?

Sự điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào một số nhân tố như: số luợng, kích thước, và vị trí của những khối u, mức độ lan rộng của ung thư; tuổi và sức khoẻ của bệnh nhân.

Xác định giai đoạn bệnh

Trước khi bắt đầu điều trị, điều quan trọng là biết chính xác ung thư còn khu trú hay đã di căn. Việc phân chia giai đoạn bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) là cần thiết. Chụp cắt lớp vi tính, là một loạt tia X được phát ra từ máy chụp, sau đó tái tạo lại hình ảnh chi tiết trên máy tính. Siêu âm là phương pháp dùng sóng âm có tần số cao tạo nên hình ảnh của cơ thể. Những âm dội lại tạo nên một hình ảnh trên  màn ảnh video như truyền hình. Đôi khi, người ta còn dùng phương pháp cộng hưởng từ nhân ( MRI) là phương pháp dùng nam châm điện thay vì tia X, cũng tạo nên hình ảnh, muốn biết thêm chi tiết, xin xem mục công hưởng từ MRI.

Các phương pháp điều trị

Ung thư bàng quang sớm ( bề mặt), trong đó những khối u được tìm thấy trên bề mặt của thành bàng quang nói chung có thể được điều trị bằng cách sử dụng phương pháp nội soi và cắt bỏ khối u qua đường niệu đạo. Phương pháp nội soi  có thể loại bỏ tất cả hoặc một phần của  khối u hoặc phá hủy nó bằng đốt điện.

Khi khối u trong bàng quang lớn hoặc có nguy cơ tái phát, thì sau khi cắt bỏ khối u người ta phải dùng thêm thuốc. Bác sỹ có thể đặt một dung dịch chứa trực khuẩn Bacille Calmette - Guerin ( BCG), một dạng của phương pháp chữa bệnh sinh học, trực tiếp vào trong bàng quang. Phương pháp chữa bệnh hóa chất (những thuốc chống ung thư) cũng có thể được đưa  trực tiếp vào trong bàng quang.

Phương pháp chữa bệnh bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị) có thể dùng đến khi ung thư không thể được loại bỏ bằng phương pháp mỗ qua nội soi bàng quang vì u xâm lấn quá nhiều, chiếm gần hết bàng quang. Tia X phá hủy khả năng phát triển và phân chia của tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị trong là chất phóng xạ được đặt trong bàng quang, có thể được kết hợp với xạ trị ngoài, là kỹ thuật mà máy xạ trị được đặt bên ngoài cơ thể.  

 

1284048245_nv
Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính



Đối với phương pháp xạ trị trong, chất phóng xạ được đưa vào vào trong bàng quang bằng ống nội soi. Phương pháp này giúp tia xạ được gần tế bào ung thư hơn nên tế bào ung thư dễ bị tiêu diệt hơn, trong khi đó các mô lân cận ít bị ảnh hưởng. Người bệnh phải nằm viện khoảng 4 tới 7 ngày.

Đối với điều trị bằng xạ trị ngoài, bệnh nhân đi tới bệnh viện hoặc phòng khám mỗi ngày. Thông thường, điều trị được thực hiện 5 ngày mỗi tuần cho 5 tới 6 tuần. Phương pháp này giúp bảo vệ mô tế bào bình thường khỏi việc lan truyền ra ngoài của tổng liều tia xạ.

 Khi ung thư lan rộng trên bề mặt của bàng quang hoặc đã phát triển vào trong thành bàng quang, lúc này cần phải cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Giải phẫu này được gọi là cắt bỏ toàn bộ bàng quang ( cystectomy) căn bản.

Trong phẫu thuật  này, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ bàng quang cũng như những cơ quan gần bên cạnh. Ở phụ nữ, phẫu thuật này bao gồm loại bỏ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, và một phần của âm đạo. Ở đàn ông, tuyến tiền liệt và túi tinh được loại bỏ. Các nghiên cứu đang được triển khai để tìm ra cách điều trị bảo tồn bàng quang.

Khi ung thư bao gồm dương vật hoặc có di căn ra tới những bộ phận của khác của cơ thể, bác sĩ có thể gợi ý phương pháp chữa bệnh bằng hóa chất, sử dụng thuốc chống ung thư đi theo dòng máu để tới được những tế bào ung thư trong tất cả các bộ phận của cơ thể. Thuốc thường sử dụng để điều trị ung thư được dùng bằng đường uống hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Phương pháp hóa trị liệu được thực hiện từng đợt, điều trị-nghĩ rồi lại tiếp tục điều trị...

Người bệnh thường được cho điều trị ngoại trú bệnh viện, ở phòng mạch bác sĩ, hoặc ở nhà. Đôi khi bệnh nhân cần phải ở lại bệnh viện trong thời gian ngắn.

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư bàng quang là gì?

Những phương pháp thường dùng để điều trị ung thư bàng quang thường có tác dụng phụ rất lớn. Khó mà giới hạn tác dụng phụ của điều trị để duy nhất những tế bào ung thư được phá hủy, mô tế bào mạnh khoẻ có thể cũng bị hư hại. Điều này giải thích tại sao việc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu. Tác dụng phụ phụ thuộc vào kiểu điều trị được sử dụng và phần cơ thể được điều trị.

Khi bàng quang được loại bỏ, bệnh nhân cần một cách mới để cất giữ và chuyển nước tiểu. Nhiều phương pháp được sử dụng. Một trong những cách đó là, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một mảnh ruột non người để tạo một ống dẫn mới. Một đầu của ruột non được nối với niệu quản còn đầu kia đem ra ngoài phía thành bụng dưới. Lổ mới được gọi là lổ tiểu nhân tạo. Một túi phù hợp với lổ tiểu nhân tạo để tập hợp nước tiểu, và nó được giữ đúng chỗ một chất dính đặc biệt. Một hộ lý có huấn luyện đặc biệt hoặc bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ cho bệnh nhân cách chăm sóc cho lổ tiểu nhân tạo.

Một phương pháp mới hơn sử dụng bộ phận của ruột non để làm một túi chứa mới ( gọi là nơi dự trữ điều khiển tự nhiên) bên trong thân thể. Nước tiểu tập hợp ở đó và không xả ra túi ngoài. Thay vào đó, bệnh nhân học sử dụng một cái ống (ống đái) để xả nước tiểu thông qua một lổ tiểu nhân tạo. Những phương pháp khác hiện đang được phát triển nối một túi chứa làm từ ruột non tới phần còn lại của niệu đạo. Một túi chứa làm từ ruột non và  túi ngoài cơ thể  không cần thiết bởi vì nước tiểu ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.

Phẫu thuật cắt bàng quang căn bản gây ra vô sinh cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Phẫu thuật này có thể cũng gây ra một số vấn đề tình dục. Trước đây, gần như tất cả đàn ông trở nên bất lực sau phẫu thuật, nhưng những sự cải tiến trong giải phẫu đã có thể ngăn ngừa được ở nhiều người đàn ông. Ở phụ nữ, âm đạo hẹp hơn hoặc ngắn hơn, và sự giao hợp có lẽ khó khăn.

Trong thời gian xạ trị, người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi. Người bệnh nên được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Xạ trị vùng bụng dưới có thể làm cho người bệnh buồn nônói, hoặc tiêu chảy. Thường tránh được những triệu chứng này bằng chế độ ăn uống hợp lý hoặc dùng thuốc. Xạ trị có thể gây ra vô sinh và có thể làm cho giao hợp không thoải mái.

Liệu pháp chữa bệnh hóa chất gây ra những tác dụng phụ bởi vì nó làm không chỉ hư hại những tế bào ung thư mà còn cả các tế bào phát triển nữa. Những tác dung phụ của liệu pháp chữa bệnh hóa chất phụ thuộc vào thuốc dùng. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân phản ứng lại khác nhau. Liệu pháp chữa bệnh hóa chất thông thường ảnh hưởng tới tế bào tạo máu và tế bào bộ máy tiêu hóa. Kết quả là, người bệnh bị những tác dụng phụ như : đề kháng kém hơn với bệnh truyền nhiễm, ăn mất ngon, rụng tóc, buồn nôn và ói, người yếu hơn, và đau họng. Đó là những tác dụng phụ ngắn hạn, và thường hết sau khi ngưng điều trị.  Khi những thuốc trực tiếp được đặt vào trong bàng quang, những tác dụng phụ này có lẽ được giới hạn. Tuy nhiên, nó thường làm cho bàng quang bị kích thích.

 Ăn mất ngon có thể là một vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân trong thời gian trị liệu. Những bệnh nhân ăn tốt có thể giảm bớt những tác dụng phụ của điều trị, vì vậy dinh dưỡng tốt là một kế hoạch quan trọng của đièu trị. Việc ăn tốt có nghĩa là có đủ calo để ngăn ngừa giảm trọng lượng và có đủ protein để xây dựng và sửa chữa những cơ bắp, những cơ quan, da, và tóc. Nhiều bệnh nhân phát hiện ra rằng, ăn nhiều bữa và những bữa ăn nhẹ nhỏ trong ngày thì dễ hơn ba bữa ăn lớn.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư thay đổi tùy bệnh nhân. Tác dụng phụ này không giống nhau giữa những đợt điều trị mặc dù trên cùng một bệnh nhân. May mắn là, đa số các tác dụng phụ đều tạm thời. Các bác sĩ, điều dưỡng, và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có thể giải thích tác dụng phụ của điều trị ung thư và có thể gợi ý các cách để giải quyết vấn đề này.

 Điều gì xảy ra sau điều trị ung thư bàng quang?

Việc khám đều đặn rất quan trọng sau điều trị ung thư bàng quang. Bàng quang  cần kiểm tra với nội soi. Bất kỳ những khối u bề mặt nào tái phát đều được loại bỏ. Nước tiểu được kiểm tra phát hiện tế bào ung thư và chụp X quang ngực, IVP, hoặc những xét nghiệm khác có thể được thực hiện.

Một bệnh nhân ung thư bàng quang cần phải theo dõi chặt chẽ vài năm, bởi vì những khối u bàng quang có thể tái phát. Nếu ung thư tái phát, thì sự dò tìm sớm là quan trọng để việc điều trị bổ sung có thể được khởi động.

Bệnh nhân có thể đối phó ung thư bàng quang như thế nào?

Chẩn đoán ung thư bàng quang làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân họ. Những thay đổi này khó kiểm soát. Bệnh nhân, gia đình và bạn bè có những cảm xúc và lo âu khác nhau. Với họ, ung thư có nghĩa là cái chết đã gần kề. Cần có những thông tin và dịch vụ nâng đỡ giúp họ đương đầu những vấn đề này dễ dàng hơn.

Người mang căn bệnh ung thư có thể lo lắng về chăm sóc gia đình, duy trì công việc, và tiếp tục những hoạt động hằng ngày. Bận tâm về những xét nghiệm, điều trị, nhập viện, viện phí. Bác sĩ, y tá, và nhân viên y tế có thể trả lời câu hỏi về điều trị, việc làm, hay vấn đề khác. Gặp gỡ những nhà hoạt động xã hội, giúp khuyên nhủ họ qua đó người bệnh có thể bày tỏ tâm tư của mình. Họ cũng có thể giới thiệu những nơi trợ giúp về phục hồi chức năng, nâng đỡ tinh thần, tài chính, phương tiện vận chuyển, hay chăm sóc tại nhà.

Bạn bè và gia đình phải biết nâng đỡ ủng hộ tinh thần bệnh nhân. Các bệnh nhân ung thư bàng quang thường tập hợp thành một nhóm, họ chia sẻ những vấn đề phải đối mặt với bệnh và hiệu quả của điều trị. Tuy nhiên, phải nhớ rằng không ai giống ai. Cách áp dụng điều trị cho bệnh nhân này thì đúng nhưng không đúng cho bệnh nhân  khác, ngay cả khi họ có cùng loại ung thư. Ý tưởng tốt là thảo luận những lời khuyên của bác sĩ, gia đình, bạn bè.

Những bệnh nhân ung thư bàng quang có thể tìm kiếm sự hỗ trợ nào?

Người bị ung thư nên học cách sống sao cho phù hợp với những thay đổi sau khi bị bệnh, từ đó họ mới cảm thấy thoải mái và lạc quan hơn. Thường, nhân viên xã hội ở bệnh viện hoặc phòng khám có thể gợi ý với những tổ chức thiện nguyện trong nước hay nước ngoài tìm cách giúp đỡ người bị ung thư bằng chia sẽ tình cảm, tài chính, vận chuyển, chăm sóc tại nhà.....

Nếu bệnh nhân có vấn đề với lổ tiểu nhân tạo, bác sỹ, y tá, hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu có thể giúp đỡ họ. Sự điều chỉnh lổ tiểu nhân tạo có thể dễ hơn nhiều với lời khuyên và sự hỗ trợ của những người mắc bệnh tương tự.


Tin liên quan