Ung thư là một nhóm gồm trên 100 bệnh khác nhau. Ung thư xuất hiện khi những tế bào tiếp tục phân chia và hình thành những tế bào mới một cách bất thường không chịu sự kiểm soát của cơ thể.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể được cấu tạo từ các tế bào. Bình thường các tế bào chỉ phân chia thành nhiều tế bào khi cơ thể cần. Quá trình có kiểm soát này giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Nếu các tế bào cứ phân chia khi cơ thể không cần đến sẽ hình thành một khối mô. Khối mô thừa có thể lành tính hay ác tính, được gọi là đám tăng trưởng hay khối u.
Những khối u lành tính không phải là ung thư. Chúng thường bị cắt đi và không tái phát trong hầu hết các trường hợp. Điều quan trọng nhất là những tế bào trong khối u lành tính không lan ra những phần khác của cơ thể. Những khối u lành tính hiếm khi đe dọa mạng sống. Những khối u ác tính là ung thư. Các tế bào ung thư xâm lấn và làm tổn thương các mô và cơ quan lân cận.
Chúng cũng có thể tách ra khỏi khối u ác và vào dòng máu hay hệ bạch huyết. Đó là cách ung thư lan từ khối u ban đầu (nguyên phát) để hình thành những khối u mới ở nơi khác của cơ thể. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.
Hầu hết ung thư được gọi bằng loại tế bào hay cơ quan ban đầu. Khi ung thư lan ra, những khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên với khối u nguyên phát. Ví dụ: nếu ung thư đại tràng lan đến gan thì những tế bào ung thư ở gan là tế bào ung thư đại tràng. Bệnh này được gọi là ung thư đại tràng di căn (không phải là ung thư gan).
Ung thư đại tràng và trực tràng là gì?
Đại tràng là một phần của hệ tiêu hoá, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nằm sát hậu môn. Đại tràng còn gọi là ruột già, là đoạn ruột có kích thước rộng. U đại tràng và trực tràng xuất phát từ thành trong của ruột già (đại tràng). Những khối u lành tính cuả đại tràng gọi là polyp.
Các khối u ác tính của ruột già gọi là ung thư. Các polyp lành tính không xâm lấn và lây sang mô kế cận hay những bộ phận khác của cơ thể. Polyp lành tính có thễ dễ dàng cắt bỏ khi nội soi đại tràng, và không đe doạ tính mạng người bệnh. Nếu polyp lành tính không thể cắt bỏ được, thì nó có thể trở thành ác tính (ung thư hoá) theo thời gian. Nhiều ung thư đại tràng được cho là phát triển từ những polyp. Ung thư đại trực tràng có thể xâm lấn và làm tổn thương các cơ quan lân cận.
Các tế bào ung thư cũng có thể tách ra và lan sang các bộ phận khác của cơ thể (như gan và phổi) tạo ra những khối u mới. Sự lan của ung thư đại tràng đến các cơ quan xa được gọi là ung thư đại tràng di căn. Một khi ung thư đại trực tràng đã di căn, thì việc điều trị sẽ không còn hiệu quả nữa.
Nói chung, ung thư đại-trực tràng là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam và đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ. Tần suất bị ung thư đại tràng thay đổi tuỳ theo vùng trên thế giới.
Ung thư đại tràng thường gặp ở các nước phương Tây, nhưng lại hiếm gặp ở các nước Châu Á và Châu Phi. Ở những nước có chế độ ăn uống theo kiểu Phương Tây thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng.
Nguyên nhân nào gây ra ung thư đại tràng?
Các bác sĩ chắc chắn một điều rằng ung thư đại tràng không phải là một bệnh lây (nghĩa là một người không thể bị bệnh từ người bị ung thư khác). Một số người lại dẽ mắc ung thư đại tràng hơn so với những người khác. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bao gồm: ăn nhiều chất mỡ, bệnh sử trong gia đình có người bị ung thư đại tràng và polyp, sự hiện diện polyp trong ruột già, và viêm loét đại tràng mãn tính.
Chế độ ăn giàu chất béo có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Ở những nước có tỉ lệ ung thư đại tràng cao, người ta thấy dân chúng ăn nhiều chất béo thì có tỉ lệ ung thư đại tràng cao hơn những người ăn ít chất béo. Ung thư đại tràng được cho là do các sản phẩm chuyển hoá chất béo gây ra ung thư ( chất sinh ung). Chế độ ăn nhiều rau quả và giàu chất xơ như các loại hạt, bánh mì, ngủ cốc có thể làm giảm được nguy cơ ung thư do đào thải các chất sinh ung trong ruột.
Nền tảng di truyền của một người là một yếu tố quan trọng trong nguy cơ bị ung thư đại tràng. Trong số các yếu tố hàng đầu liên quan đến ung thư đại tràng. Trong suốt cuộc đời người có nguy cơ bị ung thư đại tràng là 18%( tức gấp 3 lần dân số chung tại Mỹ). Một số gia đình chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền gọi là ung thư đại tràng có tính chất di truyền.
Ở những thành viên gia đình có ung thư đại tràng , thì những người trong gia đình thường bị ung thư đại tràng sớm hơn. Những bệnh di truyền khác có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng gọi là hội chứng đa polyp có tính gia đình. Ở những gia đình có người mắc bệnh polyp thì những thành viên còn lại thường có rất nhiều polyp trong đại tràng. Trừ khi bệnh được phát hiện và được điều trị sớm. Theo thời gian, những người này hầu như chắc chắn phát triển thành ung thư đại tràng.
Viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày cũng dễ hoá ung thư. Nguy cơ ung thư đại tràng gia tăng đáng kể sau 10 năm bị viêm loét đại tràng. Muốn biết thêm thông tin xin vui lòng xem bài "viêm loét đại tràng mãn tính" của trang web:
www.bacsigiadinh.com của chúng tôiCác bác sĩ cho rằng, ung thư đại tràng thường phát triển từ những polyp này. Tuy nhiên, việc cắt bỏ các polyp lành tính này có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng. Polyp đại tràng phát triển khi nhiễm sắc thể trong tế bào niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Nhiễm sắc thể là nơi chứa thông tin di truyền từ cha, mẹ của mỗi người.
Bình thường, nhiễm sắc thể lành mạnh sẽ kiểm soát sự phát triển của tế bào theo một cách có trật tự . Khi nhiễm sắc thể bị tổn thương, các tế bào tăng trưởng một cách loạn xạ, không thể kiểm soát được, kết quả là tạo ra một khối mô thừa ( gọi là polyp). Các polyp này lúc đầu là lành tính. Theo thời gian, các polyp lành tính của đại tràng có thể bị tổn thương nhiễm sắc thể và biến thành ung thư.
Triệu chứng của ung thư đại tràng là gì?
Có nhiều triệu chứng của ung thư đại tràng nhưng không đặc hiệu. Các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, thở ngắn, khuôn phân dẹt, tiêu chảy -táo bón xen kẻ, thay đổi thói quen đi cầu hay ỉa ra máu đỏ hay đen, sụt cân, đau oặn bụng...Những bệnh khác như hội chứng đại tràng kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn"s, viêm túi thừa, loét dạ dày tá tràng cũng có những triệu chứng tương tự. Muốn biết thêm thông tin, xin bạn hãy đọc những bài tương ứng đó của chúng tôi trong trang web bacsigiadinh.com
Ung thư đại tràng có thể đã có trước đó vài năm trước khi xuất hiện triệu chứng. Triệu chứng của ung thư đại tràng tuỳ thuộc vào khối ung thư đó nằm ở vị trí nào của đại tràng. Đại tràng bên phải rộng, cho nên ung thư ở những vị trí này có thể phát triển rất lớn trước khi xuất hiện những triệu chứng ở bụng. Điển hình là, ung thư có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt, do máu bị mất qua đường tiêu hoá theo thời gian, làm người bệnh mệt mỏi suy nhược và thở ngắn. Đại tràng trái thì hẹp hơn đại tràng phải.
Tuy nhiên, ung thư đại tràng trái thường gây ra triệu chứng bán tắc ruột hay tắc ruột hoàn toàn. Bệnh nhân cũng có những triệu chứng như táo bón, đi cầu phân dẹt, ỉa chảy, đau bụng, và bụng căng chướng( do tắc ruột). Đi cầu ra máu đỏ tươi gợi ý là khối ung thư nằm ở đại tràng trái gần đoạn cuối hay nằm ở trực tràng.
Cần phải làm xét nghiệm gì để phát hiện ung thư đại tràng?
Khi nghi ngờ bị ung thư đại tràng, thì cần phải chụp đại tràng có cản quang hay nội soi đại tràng, giúp chẩn đoán xác định và biết được vị trí khối u.
Chụp đại tràng có cản quang là kỹ thuật chụp bằng cách bơm vào đại tràng qua hậu môn một chất có tên là Baium, có tính cản quang. Chính chất này làm cho hình ảnh đại tràng trở nên rõ nét hơn, khối u được thấy dễ dàng hơn. Muốn biết thêm thông tin về vấn đề này, xin bạn vui lòng xem bài " chụp đại tràng có cản quang" trong trang web bacsigiadinh.com của chúng tôi.
Soi đại tràng là một phương pháp mà người bác sĩ nội soi dùng một loại ống soi mềm ( có thể bẻ cong được) đưa vào hậu môn nhằm mục đích quan sát bên trong lòng đại tràng. Phương pháp soi đại tràng thường chính xác hơn là chụp đại tràng có cản quang, đặc biệt trong việc phát hiện ra những polyp nhỏ.
Nếu trong lúc nội soi bác sĩ phát hiện thấy có polyp thì bác sĩ sẽ cắt polyp đi và đem gửi phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát polyp dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đa số các polyp được cắt bỏ đi khi nội soi thường là lành tính, có một số ít là tiền ung thư. Cắt bỏ các polyp tiền ung thư là nhằm phòng ngừa phát triển thành ung thư đại tràng từ những polyp này.
Nếu ung thư tìm thấy trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ( sinh thiết) và quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định. Nếu đã chẩn đoán được ung thư đại tràng, phân chia giai đoạn ung thư được thực hiện để xem ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác hay chưa. Vì ung thư đại tràng có xu hướng lan đến phổi và gan. Các xét nghiệm giúp phân chia giai đoạn thường sử dụng là: chụp X-quang phổi, siêu âm bụng, hay chụp CT scan phổi, gan, và bụng.
Đôi lúc bác sĩ cũng cần phải làm xét nghiệm CEA trong máu. CEA là một chất được tế bào ung thư sản xuất. Chất này tăng cao ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, đặc biệt là khi ung thư đã di căn.