Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị u thần kinh

Ngày đăng: 16/05/2012 Lượt xem 9865

Mục tiêu của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là đạt được cùng một kết quả phẫu thuật như phương pháp mổ hở truyền thống nhưng ít gây tổn hại đến các cơ quan liên quan khác trong cơ thể và vì thế, quá trình phục hồi của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn.

Để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật thần kinh trong việc thực hiện phương pháp này, hệ thống định vị dây thần kinh đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống này sẽ cung cấp lộ trình của ca phẫu thuật, nhờ đó các bác sĩ có thể tính toán được cách tiếp cận tốt nhất, ít gây tổn hại đến những dây thần kinh xung quanh khi tiếp cận vào mục tiêu phẫu thuật. Không những vậy, hệ thống này còn giúp cho các bác sĩ phẫu thuật xác định được chính xác vị trí của những tế bào hay khối u có nguy cơ ác tính, và như thế sẽ tránh được những tác động không cần thiết đến những tế bào và dây thần kinh lành tính xung quanh.

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng như thế nào trong phẫu thuật thần kinh?

Não úng thủy là một trong những căn bệnh thường gặp. Với phương pháp phẫu thuật truyền thống, đòi hỏi phải đặt shunt để chuyển hướng dịch não tủy. Tuy nhiên, với phương pháp phẫu thuật xâm lấn tổi thiểu bằng nội soi, các bác sĩ phẫu thuật có thể tạo nên shunt nội bộ. Điều này sẽ giúp hạn chế nhiễm trùng và tắc nghẽn có thể gây ra khi đưa shunt từ bên ngoài vào cơ thể. Với thủ thuật nội soi, các u ở đáy hộp sọ và u tuyến yên hay ngay cả các khối u não thất có thể được phẫu thuật để lấy ra. Máu tụ trong não cũng được xử lý triệt để khi áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi. Trên thực tế, các phương pháp nội soi ngày nay được thực hiện thông qua những lỗ rất nhỏ, tương tự như thủ thuật chữa trị cho bệnh phong thấp ở tay được gọi là phương pháp cắt hạch giao cảm thông qua lỗ kim nhỏ (vì kích thước của dụng cụ nội soi chỉ bằng một lỗ kim).

Một công cụ khác trong phẫu thuật ngoại thần kinh là sử dụng dao Gamma (GKS). Thủ thuật GKS sử dụng bức xạ để điều trị các bệnh lý không cần can thiệp bằng phẫu thuật mổ hở, đòi hỏi phải gây mê hay nhập viện. Dao Gamma là 1 công cụ đa năng không chỉ dùng để xử lý những khối u ác tính (ví dụ khối u di căn não, u thần kinh thứ phát) và các khối u lành tính (ví dụ như u màng não hoặc u dây thần kinh âm thanh) mà nó còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý mạch máu như dị dạng động tĩnh mạch hay đau dây thần kinh sinh ba. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể loại bỏ được các rủi ro do gây mê toàn thân mà kết quả phẫu thuật vẫn đạt được hiệu quả tương tự như phương pháp phẫu thuật hở truyền thống.

Theo dantri

Tin liên quan