Châu Á đối mặt với nguy cơ bùng nổ bệnh ung thư
Phát biểu tại Diễn đàn Y tế châu Á tại Singapore, ông Richard Horton, tổng biên tập tạp chí y tế Lancet của Anh cảnh báo, châu Á - hiện đã chiếm phần lớn các ca ung thư gan và dạ dày, có thể chiếm 58% số ca ung thư của thế giới vào năm 2020.
Donald Maxwell Parkin, một chuyên gia nghiên cứu tại ĐH Oxford (Anh) cũng khẳng định rằng châu Á có thể chiếm 65% ca mắc bệnh ung thư vào năm 2050.
Đề cập tới tình trạng dân số già tại châu Á sẽ tăng lên gấp 4 vào năm 2050, nhà nghiên cứu Parkin nói: “Sự phát triển dân số sẽ kéo theo tình trạng các ca mắc bệnh ung thư cũng tăng theo”.
Từng được coi là căn bệnh của các quốc gia giàu có, ung thư đang gây thiệt hại ngày càng lớn cho các quốc gia phát triển do các nguyên nhân như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, ăn uống không điều độ, thiếu vận động.
Tuy nhiên, theo Jacques Ferlay - chuyên viên tin học của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc thế thuộc WHO cho rằng, việc tiếp cận với các phương pháp điều trị ung thư tại các quốc gia phát triển sẽ cải thiện tình hình này.
Theo Jacques Ferlay, lạm dụng thuốc lá dự kiến sẽ gây ra khoảng 1 tỉ ca tử vong trên thế giới trong thế kỷ 21, cao gấp 10 lần so với thế kỷ 20.
Jacques Ferlay nhấn mạnh: “Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh ung thư trên thế giới nhưng nguyên nhân này hoàn toàn có thể phòng chống được. Chính vì vậy, ngay lập tức, thế giới cần phải hành động để hạn chế hậu quả của thuốc lá”.