Chế độ ăn giúp điều trị béo phì

Ngày đăng: 02/02/2010 Lượt xem 2302

Để nhận định tình trạng gầy béo của một người, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra chỉ số khối cơ thể, gọi tắt là BMI. Một người bình thường có BMI từ 20-25. Khi một người có chỉ số này trên 25 được coi là béo và trên 30 được coi là béo phì.

 

Béo phì là một căn bệnh đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt là ở những nước đang phát triển là nơi thiếu thốn các chương trình giáo dục về thái độ ăn uống hợp lí.

 

Nhằm đánh giá liệu sự thay đổi trong thái độ ăn bằng cách sử dụng một dụng cụ phản hồi thông tin (feedback divice) có làm giảm cân ở những thanh thiếu niên béo phì hay không các nhà khoa học ở trường đại học Bristal đã tiến hành một nghiên cứu trên 106 thanh thiếu niên béo phì tuổi từ 9 - 17.

 

Đây là một nghiên cứu ngẫu nghiên có đối chứng, kéo dài trong vòng 12 tháng. Những người tham gia nghiên cứu được cung cấp một thiết bị có tên “feedback”. Thiết bị này đã được vi tính hóa và cung cấp cho người tham gia các thông tin về thời gian thực trong bữa ăn để giúp cho họ giảm tốc độ ăn cũng như tổng lượng calo ăn vào và biện pháp thay đổi lối sống hợp lí.

 

Sau 12 tháng nghiên cứu kết quả cho thấy cả chỉ số khối của cơ thể và lượng mỡ của những người tham gia nghiên cứu giảm đi một cách có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi nghiên cứu. Và đồng thời các nồng độ của các cholesteron có lợi (HDL-C) cho cơ thể lại tăng lên đáng kể.

 

Kết quả này cho thấy việc giáo dục thái độ ăn uống bằng dụng cụ như trên phối hợp với các biện pháp thay đổi lối sống lạnh mạnh là một biện pháp hữu hiệu trong chiến lược điều trị bệnh béo phì đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên liệu cho đến bao giờ các kết quả nghiên cứu này mới được áp dụng điều trị trong lâm sàng thì vẫn cần phải có thêm thời gian và nghiên cứu.

 

Tin liên quan