Do quy định không nghiêm ngặt hoặc các quy định này không tồn tại mà 4,5 tỷ người tại các quốc gia phát triển đang thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc này hàng ngày như một thói quen. Chất độc này được gọi là aflatoxin (chất độc được tạo thành trong bào tử của nấm Aspergillus flavus gây nhiễm độc củ lạc), cao gấp hàng trăm lần so với mức độ an toàn. Tại những nơi như Trung Quốc, Việt Nam và Nam Phi, sự kết hợp của aflatoxin và bệnh viêm gan B đã làm tăng nguy cơ ung thư lên gấp 60 lần, và độc tố này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư, chiếm khoảng 10% tỷ lệ tử vong tại các quốc gia này.
Nghiên cứu mới này đã được đăng tải trên Tạp chí Thiên nhiên. Giáo sư Sheryl Tsai đến từ Khoa hóa học, dược phẩm và sinh học phân tử thuộc trường Đại học UCI cho biết, ông cùng các đồng nghiệp hết sức bất ngờ về những ảnh hưởng của mô hình này đối với sức khỏe cộng đồng.
Aflatoxin có thể xâm nhập và làm nhiễm bẩn các hạt ngũ cốc trước khi thu hoạch hay trong suốt quá trình dự trữ. Cục quản lý Dược - Thực phẩm Hoa Kỳ coi đây là một chất gây ô nhiễm thực phẩm không thể tránh khỏi, nhưng đã đặt ra mức độ giới hạn cho phép.
Chất độc này tiến hành tàn phá trên một loại gene ngăn ngừa bệnh ung thư ở người có tên là p53 (gene áp chế khối u). Nếu không có p53 bảo vệ cơ thể thì aflatoxin có thể làm tổn thương hệ miễn dịch, làm cản trở quá trình trao đổi chất, gây suy dinh dưỡng nặng và dẫn đến ung thư.
GS.Tsai cùng với các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu khác đến từ trường Đại học Johns Hopkins đã phát hiện ra một loại protein, được gọi là PT, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành aflatoxin trong nấm. Từ trước tới nay, các nhà khoa học ít quan tâm đến sự phát triển của loại độc tố này.
GS.Tsai nói, protein PT là chìa khóa để hình thành độc tố. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như những kiến thức, hiểu biết, chúng ta có thể tiêu diệt PT với các loại thuốc biệt dược, ngăn chặn, hạn chế khả năng tạo thành aflatoxin của nấm mốc.
Phá hủy, tiêu diệt nấm mốc là một phương pháp khử độc truyền thống. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện khá tốn kém, lên tới hàng trăm triệu đô la. Do vậy, Tiến sĩ Frank Meyskens, Daniel G. Aldrich Jr. Endowed, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ung thư thuộc UCI cho biết, kết quả phát hiện này sẽ tăng thêm sự hiểu biết về cơ chế hoạt động cũng như quá trình gây bệnh của aflatoxin ở gan người. Nó cho phép các nhà khoa học tiếp tục hy vọng về một chất ức chế sinh học, giúp kìm hãm, ngăn ngừa quá trình ung thư ở người.
Aflatoxin thuộc hợp chất hữu cơ polyketides. Ông Christopher Hughes, Giáo sư Khoa hóa sinh phân tử thuộc UCI nhấn mạnh, polyketides, một chất chuyển hóa có tác dụng bảo vệ và liên kết trong tế bào có thể ngăn ngừa ung thư và nhiều căn bệnh khác. Các nhà khoa học hy vọng, những hiểu biết cơ bản về quá trình tổng hợp polyketides trong nhiều loại thực vật, nấm và vi khuẩn sẽ cung cấp thêm những phương pháp mới giúp điều trị bệnh ung thư.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Viện Y tế quốc gia, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Tổ chức nghiên cứu Ung thư Damon Runyon, Mỹ.