DR-70 phát hiện sớm ung thư

Ngày đăng: 10/07/2009 Lượt xem 2572
Xét nghiệm DR-70 mới có ở Việt Nam, rất thuận tiện và hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư. DR-70 có khả năng phát hiện và báo động 13 loại ung thư khác nhau như ung thư đường tiêu hóa, gan, phổi, phụ khoa…

Xét nghiệm này - theo BS Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa (Medic) - đã được FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ) chuẩn y sử dụng tại Mỹ, Canada.

DR-70 có độ nhạy đến 95%, nghĩa là trong 100 trường hợp ung thư có thể phát hiện được 95 trường hợp. Tiên đoán dương tính là 83,3%, có nghĩa trong số 100 trường hợp dương tính thì 83,3% là có bệnh.

DR-70 còn được dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh ung thư khi điều trị.

Nếu dr-70 dương tính (+)

Từ năm 1970, nhà sinh học Donald E. Rounds nhận thấy trong môi trường cây tế bào ung thư có một chất tiết ra, ông cố tìm xem nó là gì. Công trình này được công bố trong Cancer Research 30, 2847 - 2851, Dec 1970. Vì vậy các công trình tiếp theo đến nay đã 39 năm vẫn lấy mã số DR-70 (là tên tác giả và năm tìm thấy).
(Nguồn: Website MEDIC)

Đó là tình huống có thể ung thư đang phát triển trong cơ thể.

DR-70 có 3-10% dương tính giả, vì vậy những người thử lần đầu có DR-70 (+) cần làm lại DR-70 lần nữa, sau một tuần.

Nếu DR-70 lần 2 cũng dương tính, lúc đó người đi xét nghiệm cần làm thêm X-quang phổi, siêu âm bụng, xét nghiệm phân (FoBT), tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu: CA19-9, CEA, AFP. Nếu là nam, xét nghiệm PSA, nữ: CA 125, HCG.

Nếu sau các cách trên vẫn không tìm ra lý do thì lúc đó người đi xét nghiệm mới cần chụp MSCT. TT (toàn thân).

Cũng cần lưu ý là ngay khi kết quả dương tính lần 2, vẫn có 3% là dương tính giả.

Tiên đoán âm tính (-) của DR-70 là 92,3%.

Trẻ em có cần làm dr-70?

Nhiều bậc cha mẹ do quá lo lắng cho sức khỏe con mình cũng có ý định cho con thử DR-70. Tuy nhiên, theo BS Hải, đối với trẻ em không cần thiết phải làm DR-70 theo kiểu đại trà. Chỉ nên cho trẻ em làm DR-70 khi có triệu chứng nghi ngờ. Ở người lớn, DR-70 cũng chỉ sử dụng cho những người có nguy cơ cao hoặc nằm trong nhóm có thống kê bị ung thư cao, thí dụ: người hút thuốc lá nhiều năm…

Người đi xét nghiệm chỉ cần lấy 1ml máu (nhịn ăn). Chi phí một lần xét nghiệm là 300.000 đồng. Kết quả có sau 12 giờ.

Vu Huynh
(Theo TTO)

Tin liên quan