Những nhầm lẫn về kiến thức chất xơ trong thực phẩm

Ngày đăng: 09/03/2010 Lượt xem 2354

1. Chỉ có lõi gân ở trong rau thì mới có chất xơ?
 

Sai.

 

Mỗi tế bào thực vật đều có thành tế bào, thành phần chủ yếu của thành tế bào chính là chất xơ, bán chất xơ và chất keo, tất cả đều nằm trong nhóm chất xơ thực phẩm.Vì vậy, chỉ cần ăn thực phẩm mang tính thực vật thì tất yếu được bổ sung chất xơ.

 

Rau có lõi, gân hay không đều có chứa hàm lượng chất xơ càng cao thậm chí rau không có lõi, gân giàu chất xơ hơn. Ví như khoai lang giàu chất xơ hơn cả cải thảo.

 

Ngoài ra chất xơ ở trong các loại đậu và hạnh nhân đều cao hơn rất nhiều so với lương thực như gạo hay bột mỳ.

 

2. Băm nhỏ rau sẽ làm giảm lượng chất xơ?

 

Sai. 

 

Những loại rau xanh bao gồm cả lõi gân của bắp cải đều thuộc chất xơ không hòa tan. Tác dụng mạnh khỏe của chất xơ không hòa tan ở chỗ nó không thể bị cơ thể hấp thụ ở trong ruột non, nó sẽ mang theo một ít cholestrerol, chất béo và i-on kim loại nặng vào đại tràng, đồng thời phát huy tăng to thể tích cặn bã còn lưu lại trong thức ăn, kích thích nhu động ruột. Lõi gân của rau có băm nhỏ hay không thì không có một chút liên quan nào đến tác dụng của chất xơ, kể cả ăn hoa cải bắp thì cũng có tác dụng mạnh khỏe như nhau.

 

Tuy nhiên, khi cắt nhỏ, chất xơ trong rau sẽ có thể có lợi đối với một số người. Ví dụ như người mắc bệnh dạ dày đường ruột, nếu ăn chất xơ quá cứng thì sẽ kích thích niêm mạc dạ dày đường ruột, làm cho dạ dày đường ruột bị tồn thương và gây ra các chứng viêm. Hay người già, răng yếu, khó có thể tự nghiền nhỏ rau, gây chậm tiêu hóa trong đường ruột. 

 

3. Chất xơ sẽ bị phá hủy khi gia nhiệt?

 

Sai.

 

Rất nhiều người cho rằng sau khi làm nóng lai rau, rau sẽ mềm đi, như thế có nghĩa là chất xơ ở trong rau đã bị mất đi. Thực tế tính chất hóa học của chất xơ rất ổn định, làm nóng lên đến 100 độ C thì căn bản cũng không thể phân giải và phá hỏng nó.

 

Chất xơ trong vải sợi cũng là chất xơ, bản chất hóa học của chất xơ ở trong rau cũng giống như thế, chỉ là bên ngoài hình dáng không giống nhau mà thôi. Chẳng lẽ nào vải nấu lên sẽ phân giải được sao?

 

Ngoài chất xơ, các loại khoáng chất cũng có thể “chịu bền” khi làm nóng hay đun nấu. Thực chất bị hư hỏng và mất đi dưỡng chất khi đun nấu hay làm nóng là chỉ có một phần vitamin và bộ phận chất hóa học thực vật. Nhưng với protein và chất béo, quá trình rán, gia nhiệt sẽ làm chúng bị thay đổi.

 

4. Viên bổ sung chất xơ giúp giảm béo?

 

Không hẳn.

 

Rất nhiều người đã từng mua viên uống bổ sung chất xơ, cho rằng mỗi ngày uống một viên thì sẽ giảm được béo. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, viên bổ sung này không có tác dụng giảm béo mà chỉ tạo cảm giác đầy trong dạ dày, từ đó làm cho chúng ta ít dung nạp các thực phẩm khác. Nếu khi ăn nhiều chất xơ đồng thời không giảm bớt ăn các thực phẩm khác thì không có hiệu quả giảm béo rõ rệt.

 

5. Ăn thực phẩm chức năng chứa chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư đường ruột?

 

Không đúng.

 

Nghiên cứu chứng thực ăn nhiều thực phẩm hàm chứa phong phú chất xơ đích thực có thể giảm thấp nguy cơ ung thư đường ruột, đồng thời còn có thể giảm bớt nguy cơ gây ra bệnh tim, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…

 

Còn chưa có một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy dùng thực phẩm chức năng lấy từ chất xơ thì cũng có hiệu quả như vậy. Vì vậy, không nên dựa vào thực phẩm chức năng, nên trực tiếp ăn lương thực thô, các loại đậu, khoai và rau xanh mới là cách tốt nhất để phòng bệnh.

 

Tin liên quan