Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm

Ngày đăng: 13/11/2009 Lượt xem 2306

Thông tin về đại dịch cúm A/H1N1 hiện nay đã cho biết một số trường hợp dương tính với cúm H1N1 nhưng không có triệu chứng gì rõ ràng.  Trong điều kiện hội nhập và giao lưu phát triển như hiện nay, việc bảo đảm cách ly, không tiếp xúc với nguồn bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặt khác, một số người nhiễm bệnh mà hệ miễn dịch tốt Người mắc bệnh tự hồi phục, không cần chăm sóc y tế đặc biệt cũng có thể tự khỏi”. Nói chung, khi cơ thể khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ ít hơn.  Những yếu tố làm cơ thể suy yếu bao gồm tuổi già, hút thuốc, stress, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc làm việc quá lao lực.  Ngược lại, ngoài những nhóm chất căn bản, việc bổ sung một số  thức ăn có tác dụng giải độc và tăng cường hệ miễn dịch kèm theo chế độ vận động đều đặn  sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để  phòng chống bệnh tật bao gồm các chứng cảm  cúm.

Vận động trung bình và đều đặn giúp gia tăng sức kháng bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vận động trung bình liên quan đến những đáp ứng miễn dịch tích cực, sự gia tăng tạm thời những đại thực bào, loại tế bào chủ chốt có nhiệm vụ tấn công những vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.  Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau khi vận động, hệ miễn dịch thường trở lại tình trạng bình thường trong vòng vài giờ.  Tuy nhiên, theo Giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian,  vận động đều đặn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày có tác dụng tích luỹ dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn. Nghiên cứu của ông đã cho thấy  những người vận động trung bình và đều đặn trên cơ sở 40 phút mỗi ngày đã giảm được phân nửa số ngày nghỉ bệnh do cảm cúm và đau họng so với những người không vận động. Các hoạt động không cố sức như đi bộ, đi xe đạp, tập aerobics, chèo thuyền . .   được xem là vận động trung bình.

Vận động quá sức làm suy giảm hệ miễn dịch.

Nghiên cứu cũng cho thấy những vận động viên tập luyện ở cường độ cao với thời gian quá 90 phút thường dễ nhiễm bệnh trong vòng 72 giờ sau khi tập.  Điều nầy rất có ý nghĩa đối với những người phải tập luyện hoặc tham gia những đợt thi đấu dài ngày. Các nhà khoa học cho rằng vận động quá sức làm giảm sút tạm thời chức năng miễn dịch.  Điều nầy liên quan đến hoạt động nội tiết.  Một số hormon stress như cortisol, adrenaline có tác dụng làm tăng áp huyết, gia tăng độ cholesterol và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Như vậy, không chỉ những stress vật lý khi lao lực hoặc vận động quá độ, những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống gây tăng tiết nội tiết tố stress cũng làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ bị cảm nhiễm bởi vi trùng, vi khuẩn.  Áp lực tâm lý nầy cũng góp phần làm suy giảm sức đề kháng ở những vận động viên phải luyện tập hoặc thi đấu dài ngày.  Nói chung, trong những lúc cuối của một giai đoạn căng thẳng hoặc những lúc phải đáp ứng với những cao điểm của công việc, nhiều người  dễ bị cảm, cúm vì stress làm suy giảm sức miễn dịch. Vận động và thư giãn, ngủ nghỉ là 2 yếu tố tương phản luôn cần  được thực hành điều hòa để giữ gìn sức khỏe.

Một số thực dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài những thực dưỡng  hàng đầu như nhân sâm, hoàng kỳ, kỷ tử, hoa cúc, một số thực phẩm sau đây thường được đánh giá cao trong  vai trò tăng cường tính miễn dịch.

Nước súp gà. Súp gà, cháo gà với một số gia vụ như tiêu, hành hoặc một vài loại rau, củ để cung cấp thêm nhiều sinh tố, chất chống oxy hóa là một loại thực dưỡng chống cảm và giải cảm thông dụng của y học dân gian.  Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm  tình trạng nghẹt mũi.  Các nhà khoa học còn cho biết nước súp gà có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá. Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Tỏi. Tỏi có hàm lượng những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số những gia vị thông dụng. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm cúm.  Mỗi bửa ăn nên ăn một vài tép tỏi dưới hình thức xắt lát móng hoặc đập dập dùng với nước chấm hoặc ăn với rau trộn trong bửa ăn hàng ngày.  Trong những đợt dịch cúm có thể sử dụng dung dịch tỏi pha loãng nhỏ mũi giúp ngừa cúm và ngặn chận một số chứng nhiễm trùng hoặc các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.  Cũng có thể hít hơi tỏi qua mũi sau khi đun sôi khoảng 200g tỏi giã nát trong 300cc nước khoảng 10 phút.  Hít thở sâu khi nước tỏi còn nóng thông qua 1cái phễu úp trên miệng ấm khi vừa bắt xuống.  Độ nóng và hít sâu vừa với khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh bị phỏng.

Sữa chua.  Từ lâu người ta đã biết sữa chua là một nguồn dinh dưỡng giàu calcium và những chất đạm dễ tiêu hoá, nhất là đối với những người có cơ địa không dung nạp đường lactose họăc dị ứng với những protein có trong sữa.  Sữa chua cũng là một món ăn tự nhiên giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch.  Sữa chua đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em, những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hoặc những trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột do tiêu chảy, kiết lỵ hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày.  Sữa chua tốt nhất là loại sữa chua ít chất béo có thêm trái cây nghiền nát để được bổ sung thêm nhiều chất chống oxy hoá.

Các loại cá, hải sản, nhất là hàu, ốc. Ngoài những loại chất đạm và chất béo hữu ích, những loại thực phảm nầy, nhất là hàu, có hàm lượng rất cao khoáng chất kẽm, yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hoá những tế bào của hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu kẽm có liên quan đến việc suy giảm chức năng sinh dục cà cả khả năng miễn dịch của cơ thể.  Không chỉ kẽm, những loại hải sản nầy còn có hàm lượng cao selenium, một chất chống oxy hoá mạnh.  Selenium cũng có tác dụng kích thích hoạt động của  hệ miễn nhiễm.

Rau quả sậm màu, màu vàng, màu đỏ.  Quá trình sinh hoạt, môi trường ô nhiễm và chế độ ăn uống, nhất là ăn uống nhiều thịt động vật thực phẩm công nghiệp làm tích luỹ nhiều cặn bả độc hại là 1 nguyên nhân quan trọng làm suy giảm hệ miễn dịch.  Chế độ ăn nhiều rau quả vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa tăng cường tính kiềm để ổn định độ PH giúp duy trì khả năng bình thường của chức năng miễn dịch.  Đặc biệt, các loại  loại rau quả sậm màu, màu  vàng, màu đỏ như các loại rau xanh, khoai lang, bí đỏ,  cà rốt, bông bí, bầu, quả gấc, nho tím, dâu tây . . có hàm lượng cao những sinh tố  C, A, chất beta caroten và nhiều  hợp chất chất chống oxy hoá khác có khả năng trung hoà những gốc tự do, bảo vệ màng tế bào giúp tăng cường sức chống bệnh. 

Rong biển. Ngày nay, các loại rong biển cũng được các nhà dinh dưõng đánh giá rất cao trong vai trò giải độc và cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng giúp phòng chống bệnh tật.  Bên cạnh hàm lượng đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều sinh tố A và  những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào.  Những polysaccharides trong rong biển có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường. Các nhà khoa học Nhật bản cũng xác định được polysaccharide Sprulan (Ca-Sp) trong rong biển có tác dụng kháng virus HIV và virus Herpes.

 

Tin liên quan