10 cách ngăn ngừa ung thư

Ngày đăng: 24/09/2015 Lượt xem 2017
Mới đây, các chuyên gia thuộc Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới công bố 10 cách đơn giản giúp chúng ta ngừa 13 loại ung thư, theo Daily Mail.

 
Ảnh minh hoạ: Internet Ảnh minh hoạ: Internet

Duy trì cân nặng
Thừa cân làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm 10 loại ung thư liên quan đại tràng, vú, gan và các khối u tiền liệt tuyến.

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, ngoài việc không hút thuốc, duy trì trọng lượng khỏe mạnh là điều quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, trọng lượng khỏe mạnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Duy trì trọng lượng lành mạnh ngăn ngừa ung thư vì các tế bào mỡ sản sinh hoóc môn như estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư như ung thư vú. Các nghiên cứu đã chỉ ra lưu trữ quá nhiều chất béo cũng khuyến khích cơ thể sản xuất "hoóc môn tăng trưởng" gây ung thư vú.

Để duy trì trọng lượng khỏe mạnh, chúng ta nên giảm ăn dầu mỡ, các thực phẩm có đường và tập thể dục.

Năng động

Năng động tốt cho tim, phổi và cũng giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu cho thấy năng động đóng vai trò trực tiếp trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư như đại tràng, vú và tử cung.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động thường xuyên có thể giúp giữ nồng độ hoóc môn khỏe mạnh, vì nồng độ hoóc môn quá cao có liên quan đến ung thư. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ăn rau xanh

Chế độ ăn nhiều thực vật, tức rau quả, trái cây, và đậu có thể giúp ngừa ung thư miệng, cổ họng, dạ dày và phổi, nhờ thực vật chứa chất phytochemical - giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi thiệt hại có thể dẫn đến ung thư. Hơn nữa, vì thực vật chứa ít calo nên cũng giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

Hạn chế uống rượu

Rượu liên quan ung thư miệng, cổ họng, thực quản, gan, ruột và vú. Các chuyên gia hàng đầu khuyên tránh uống rượu càng nhiều càng tốt để giúp ngừa ung thư.

Các nhà khoa học tin rằng rượu trực tiếp làm tổn hại ADN, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tránh thức uống có ga và thực thức ăn nhanh

Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như thức uống có gas và thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư vì chúng có thể gây thừa cân hoặc béo phì nếu ăn nhiều.

Nước ép trái cây tự nhiên cũng chứa rất nhiều đường. Vì vậy, tốt nhất không nên uống nhiều hơn một ly một ngày. Nước hoặc trà không đường có thể thay thế các loại thức uống này.

Giảm muối

Muối có thể làm tăng hương vị cho món ăn, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao và ung thư dạ dày. Các nhà khoa học tin rằng nó có liên quan đến bệnh ung thư vì làm thiệt hại niêm mạc của dạ dày. Lượng muối ăn hằng ngày chỉ nên ít hơn 6 g.
Nói “không” với thịt xông khói và xúc xích

Các loại thịt chế biến có chứa rất nhiều muối, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyên mọi người một tuần không nên ăn quá 500 g thịt đỏ nấu chín như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, và các loại thịt như thịt giăm bông, thịt xông khói và xúc xích.

Không nên xem vitamin là thần dược

Hầu hết mọi người cho rằng bổ sung vitamin liều cao tốt cho sức khỏe nhưng nó có thể gây tổn hại cho sức khỏe. Lời khuyên đối với hầu hết mọi người là có chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt hơn để làm giảm nguy cơ ung thư hơn so với dùng thuốc bổ sung.

Có một số tình huống mà một số người có thể cần uống bổ sung, bao gồm phụ nữ cố gắng thụ thai, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh và người già yếu.

Cho con bú sữa mẹ

Cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng giúp các bà mẹ mất trọng lượng thừa nhanh hơn, giảm nguy cơ ung thư vú. Hơn nữa, sữa mẹ cung cấp cho các bé 'khởi đầu tốt nhất” vì nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé.

Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bú mẹ ít có khả năng thừa cân hoặc béo phì sau này trong cuộc sống nhằm giúp bé duy trì trọng lượng khỏe mạnh khi chúng lớn lên.

Bỏ hút thuốc lá

Bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất mà một người có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ung thư, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết.

Hút thuốc lá gây ra khoảng 90% ca bệnh ung thư phổi. Nó cũng gây ra ung thư ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm: miệng, môi, cổ họng, thanh quản, thực quản, bàng quang, thận, gan, dạ dày và tuyến tụy.

Theo Thanh Niên/khoe360

Tin liên quan