Bấm huyệt giảm đau cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Ngày đăng: 18/07/2011 Lượt xem 4981

Phương pháp giảm đau trực tiếp trong Y học dân tộc được gọi là \"trấn thống\" hoặc \"chỉ thống\". Hầu hết các huyệt trên cơ thể đều có tác dụng giảm đau miễn sao tác động lên chúng một cách hợp lý để đạt tác dụng khơi thông kinh mạch.

Với bệnh ung thư vòm họng có thể sử dụng một số huyệt vị sau:

\"an_duong\"

1. Thái dương: huyệt ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt một tấc, ấn vào có cảm giác tê tức.

2. Ấn đường: điểm giữa nối hai đầu lông mày.

\"image002\"

3. Phong trì: chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, ấn có cảm giác tức nặng.

\"hop_coc\"

4. Hợp cốc: nằm ở bàn tay phía mu, giữa hai xương của ngón tay cái và ngón tay trỏ, ấn theo đường phân giác của góc tạo bởi hai ngón tay này, nếu thấy điểm đau tức nhất và có cảm giác lan ra ngón tay út thì đó là huyệt.

5. Khúc trì: gấp chặt cẳng tay vào cánh tay, huyệt ở đầu nếp gấp khuỷu.

\"image004\"

6. Thần môn: sờ phần cuối lằn chỉ cổ tay phía ngón út thấy có một xương nhỏ như hạt đậu, huyệt nằm ngay chỗ lõm dưới xương này.

Ngoài ra, bất cứ điểm hoặc vùng nào đau đều có thể tiến hành xoa bóp, day ấn theo nguyên tắc \"đau đâu trị đó\". Có thể kết hợp xoa bóp toàn thân, đặc biệt là vùng dọc hai bên cột sống lưng.

Khi xoa bóp, day ấn cần thực hiện theo nguyên tắc: từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh. Nghĩa là: đầu tiên dùng phần bụng ngón tay cái xoa nhẹ nhàng vùng huyệt theo chiều kim đồng hồ sao cho chỗ đó thấy nóng lên là được. Tiếp đó tăng dần cường độ và cuối cùng dùng đầu mút ngón tay bấm mạnh vào huyệt và giữ lực bấm cố định ít nhất trong một phút, sau đó từ từ giảm cường độ cho đến khi ngón tay rời khỏi mặt da.

Sau mỗi lần day ấn, nếu người bệnh cảm thấy dễ chịu là đạt yêu cầu. Mỗi ngày nên day ấn hai lần sáng và chiều khi cơn đau xuất hiện có thể tiến hành thêm một lần nữa. Cần tránh thực hiện thủ thuật khi người bệnh quá no hoặc quá đói.

Theo Bác sĩ Lê Quang Hồng, Khoa Học và Đời Sống/vietbao

Tin liên quan