FDG-PET/CT phát hiện ung thư vú tái phát một cách chính xác

Ngày đăng: 04/04/2016 Lượt xem 1297
Reuters Health (NEW YORK) trích dẫn kết quả của một nghiên cứu ở Đan Mạch về phương pháp chụp PET/CT sử dụng thuốc phóng xạ 18F-fluorodeoxyglucose (FDG) giúp chẩn đoán tái phát một cách chính xác ở những phụ nữ bị ung thư vú nghi ngờ tái phát.

Bác sĩ Malene Grubbe Hildebrandt, Bệnh viện Đại học Odense cho biết: "FDG-PET/CT đã làm rất tốt và còn tốt hơn so với phương pháp hình ảnh thông thường (chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang và xạ hình xương) trong chẩn đoán ung thư vú tái phá. Đáng ngạc nhiên, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt trong chẩn đoán xác định dựa trên hình ảnh của FDG-PET/CT giữa hai thời điểm một giờ và ba giờ.”

Mặc dù những hướng dẫn hiện nay không khuyến cáo các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác ngoài chụp nhũ ảnh sau khi điều trị ung thư vú nguyên phát, chẩn đoán tái phát được khuyến cáo khi có chỉ định lâm sàng. Hiện vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng về những phương thức chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để phát hiện tái phát ung thư vú.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Hildebrandt đã nghiên cứu so sánh độ chính xác của phương pháp FDG-PET/CT so chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang và xạ hình xương trong một nghiên cứu tiến cứu với 100 phụ nữ bị ung thư vú nghi ngờ tái phát.

Kết quả được đăng trên tạp chí Journal of Clinical Oncology hồi tháng 3 năm 2016. Trong số 22 người phụ nữ được chẩn đoán có tái phát di căn xa: 5 bệnh nhân di căn xa tại một vị trí, 8 bệnh nhân di căn xa tại hai vị trí, và 9 bệnh nhân di căn xa từ 3 vị trí trở nên. 19 bệnh nhân đã tái phát tại chỗ, và 59 bệnh nhân không tái phát.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Hildebrandt tra độ chính xác chẩn đoán kép thời điểm FDG-PET/CT so với CT tăng cường tương phản (CECT) và xạ hình xương (BS) trong một nghiên cứu tiền cứu 100 phụ nữ bị ung thư vú tái phát nghi ngờ.

Dựa trên kết quả phân tích đường cong AUC-ROC, chụp FDG-PET/CT chính xác hơn so với chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang và xạ hình xương trong chẩn đoán tái phát di căn xa, di căn xương, và tái phát tại chỗ. Độ nhạy cao hơn đáng kể, độ đặc hiệu là cao hơn không đáng kể so với kết hợp chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang và xạ hình xương.

Có 7 bệnh nhân chẩn đoán tái phát sai bởi FDG-PET/CT. Ngược lại, chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang có 18 bệnh nhân phát hiện tái phát sai. Kết hợp thêm với xạ hình xương thì phát hiện được 3/4 tổn thương xương âm tính giả (chụp CT không phát hiện được di căn xương), nhưng cũng xác định được 10 tổn thương xương dương tính giả (chụp CT phát hiện tổn thương xương), vẫn không phát hiện đươc 2 bệnh nhân có tổn thương di căn.

Tiến sĩ Hildebrandt cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi đã được thực hiện tại trung tâm có kinh nghiệm trong việc chụp PET từ năm 2006, và chúng ta nên thận trọng khi khái quát hóa từ kết quả nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng, sự tổng hợp kết quả tài liệu của các nghiên cứu tiến cứu trong lĩnh vực này, cùng với những đánh giá chi phí về y tế là cần thiết trước khi kết luận được đưa ra. Tiến sĩ Hildebrandt cho biết thêm: “ Tôi muốn xem xét quan điểm của bệnh nhân và hiệu quả kinh tế của việc thực hiện FDG-PET/CT trong nhóm bệnh nhân này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu quan điểm của những bệnh nhân chỉ dùng một phương pháp chẩn đoán hình ảnh so với những bệnh nhân được tiến hành hai phương pháp chẩn đoán, cũng như tính hiệu quả kinh tế của phương pháp chụp FDG-PET/CT”.

Tiến sĩ Rodney J. Hicks, thuộc Trung tâm ung thư Peter MacCallum, East Melbourne, Australia, người đã xuất bản một số nghiên cứu về FDG-PET/CT trong ung thư vú tái phát, nói với Reuters Health qua email: " Phương pháp chụp PET/CT nên được thay thế sớm hơn chụp cắt lớp vi tính và xạ hình xương cho bệnh nhân ung thư vú tiến triển tại chỗ, để đánh giá đáp ứng điều trị với hóa trị ở những bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn di căn, và để đánh giá với những bệnh nhân ung thư vú nghi ngờ tái phát. Phải mất ít nhất hai thập kỷ để các công nghệ mới được chấp nhận và sử dụng một cách thích hợp bởi các bác sĩ lâm sàng và có thể lâu hơn để có được những chính sách bảo hiểm hợp lý. Sự thúc đẩy liên tục của những người tin công nghệ mới phản biện lại quan điểm: 'chúng tôi sẽ không trả tiền mà không có bằng chứng thuyết phục’ của nhà chức trách, điều này có thể gây tổn hại cho bệnh nhân qua iệc duy trì phương pháp cũ dẫn đến chẩn đoán bệnh không chính xác. Ông kết luận: “Phụ nữ là những người ủng hộ mạnh mẽ và hiệu quả với phương pháp điều mà đôi khi tác động khá ít vào kết quả điều trị ung thư vú. Họ cần phải lên tiếng yêu cầu quyền được tiếp cận rộng rãi hơn với phương pháp chẩn đoán chính xác hơn trước khi áp dụng các phương pháp điều trị đắt tiền, phẫu thuật hay điều trị bằng hóa chất.”

Tiến sĩ Lino M. Sawicki, Đại học Dusseldorf, Đức, gần đây đã so sánh một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phân loại giai đoạn ung thư vú tái phát, nói với Reuters Health: "Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính ưu việt của PET/CT so với phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường để đánh giá giai đoạn của một số bệnh ung thư của một loạt các tổ chức ung thư. Sự kết hợp hình ảnh giải phẫu của CT cùng với thông tin về sự hoạt động chức năng chuyển hóa glucose của tế bào, đã chứng minh PET/CT là phương pháp vượt trội nhất để phát hiện ung thư vú tái phát ".

Ông kết luận: "PET/CT là một công cụ chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phát hiện những bệnh nhân ung thư vú tái phát tại chỗ và di căn xa. Các bác sĩ nên xem chụp PET/CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường quy để phát hiện những bệnh nhân ung thư vú nghi ngờ có tái phát.

Người dịch: BSNT. Nguyễn Đức Luân

Theo http://www.medscape.com/viewarticle/86096

Tin liên quan