PGS. TS. Phạm Cẩm Phương, BS Võ Thị Huyền Trang. CN. Nguyễn Bảo Ngọc
Đơn vị Gen-Tế bào gốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Xạ
trị và Phẫu thuật là hai phương pháp có hiệu quả tương đương trong điều
trị ung thư vú giai đoạn sớm có di căn hạch nách. Tuy nhiên một thử
nghiệm ngẫu nhiên thực hiện trong 10 năm mới đây đã chỉ ra rằng Xạ trị
có tỉ lệ thấp hơn đáng kể các tác dụng phụ đáng sợ của phù bạch huyết
sau điều trị so với Phẫu thuật.
Những
phát hiện trên đến từ thử nghiệm có tên là AMAROS (After Mapping of the
Axilla Radiotherapy Or Surgery-Bản đồ nghiên cứu sau xạ trị hoặc phẫu
thuật nách) của Châu Âu.
Phương pháp đánh giá của thử nghiệm AMAROS:
Thử nghiệm theo dõi 1425 bệnh nhân ung thư vú nguyên phát khám lâm sàng không sờ thấy hạch nách,nhưng có kết quả sinh thiết hạch nách dương tính (1 đến 3 hạch). Các bệnh nhân sau đó được chỉ định ngẫu nhiên vào 2 nhóm phẫu thuật vét hạch nách hoặc xạ trị.
Kết quả:
Sau
10 năm theo dõi, có 1,82% (11 trong số 681 bệnh nhân) bệnh nhân nhóm xạ
trị bị tái phát nách, so với 0,93% (7 trong số 744 bệnh nhân) bệnh nhân
nhóm được phẫu thuật vét
hạch nách. Tiến sỹ Emiel Rutgers-Bác sỹ phẫu thuật Viện Ung thư Hà Lan ở
Amsterdam (Netherlands Cancer Institute in Amsterdam) cũng là nghiên cứu viên chính của thử nghiệm đã nhận định đây là “tỷ lệ tái phát cực thấp” ở cả hai nhóm bệnh nhân.
Tiến
sỹ Rutgers đã trình bày kết quả trên tại Hội nghị chuyên đề Ung thư vú
San Antonio (San Antonio Breast Cancer Symposium-SABCS) năm 2018.
Đồng
ý với nhận định của Tiến sỹ Rutgers, Nhà nghiên cứu Wendy Woodward-Bác
sỹ chuyên khoa Ung thư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston,
Texas đã nói “Tỷ lệ tái phát nách là rất thấp”.
Thử nghiệm cũng cho biết không có sự khác biệt về thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ ở cả hai nhóm bệnh nhân. Cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả kiểm soát bệnhtại chỗcaovà có thể so sánh.
Thử nghiệm đã chứng minh “Xạ trị có thể coi là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn”, ông Rutgers nói.
Nhận định trên càng được thúc đẩy khi tỷ lệ phù bạch huyết thấp hơn trong nhóm sử dụng xạ trị.
Ở
thời điểm 5 năm, 29,4% nhóm phẫu thuật bị phù bạch huyết (được xác định
bằng quan sát hoặc điều trị), so với 14,6% của nhóm xạ trị.
Đáng chú ý, cũng sau 5 năm, 18,2% nhóm phẫu thuật đã trải qua điều trị phù bạch huyết, so với chỉ 6,6% của nhóm xạ trị.
Phát
biểu về kết quả trên, Tiến sỹ Virginia Kaklamani tại Trung tâm Khoa học
Y tế Đại học Texas ở San Antonio (University of Texas Health Science
Center at San Antonio) nói “Đây là vẻ đẹp của sự giảm gia tăng”- giảm tỷ
lệ nguy cơ tác dụng phụ mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Cô
cũng bình luận thêm “Bóc tách 20, 30 hay 40 đôi hạch bạch huyết, giờ
chúng ta không cần làm vậy nữa”.
Ông Rutgers cũng chia sẻ rằng tại tổ chức của ông phẫu thuật vét nách hiện là một “hoạt động hiếm”.
Một số bằng chứng khác của thử nghiệm:
Trong thử nghiệm AMAROS, hầu hết bệnh nhân ở cả hai nhóm điều trị đều có di căn rộng hơn trong các hạch bạch huyết khi sinh thiết hạch cửa (59,4% ở nhóm phẫu thuật và 61,5% ở nhóm xạ trị), và thậm chí tỷ lệ cao hơn có di căn hạch nhóm 2, nhóm 3(73,6% ở nhóm phẫu thuật và 75,1% ở nhóm xạ trị).
Hầu
hết bệnh nhân trong AMAROS cũng được điều trị bằng hóa trị liệu (khoảng
60% ở cả hai nhóm bệnh nhân) và liệu pháp hormon (khoảng 77% ở cả hai
nhóm)
Có một kết quả bất lợi ở nhóm xạ trị là tỷ lệ ung thư vú đối bên là 28%, so với chỉ 19,3% ở nhóm phẫu thuật cũng được Nhà nghiên cứu Woodward nêu ra.
Nhưng chia sẻ về kết quả trên Bác sỹ Woodward cũng đồng ý với ông Rutgers rằng “sự ra tăng ung thư vú đối bên khó mà xảy ra do phóng xạ” và chỉ ra trường chiếu xạ không mở rộng sang vú đối diện.
Kết luận:
Xạ
trị là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả kiểm soát tại chỗ cao ở
những bệnh nhân ung thư vú hạch bạch huyết dương tính. Không những thế
đây còn là phương pháp điều trị có độ an toàn cao bằng chứng là tỷ lệ
tác dụng phụ phù bạch huyết thấp. Từ những kết luận trên có thể xem xét
Xạ trị như một tiêu chuẩn điều trị ở những bệnh nhân ung thư vú hạch
bạch huyết dương tính.
Bài viết được dịch từ bài báo “The beauty of De-escalation” for Breast Cancer Nodal Tx. Đăng trên web www.medscape.com ngày 11 tháng 12 năm 2018.
Tài liệu tham khảo:
https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT00014612
Nguồn: ungthubachmai.com.vn