Đánh giá kết quả điều trị 1000 bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai (Phần I)

Ngày đăng: 11/09/2010 Lượt xem 5524
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ phẫu u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK)  tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: 1000 bệnh nhân có các bệnh lý nội sọ được xạ phẫu Dao Gamma quay từ 7/2007 đến 03/2010.

Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình: 41,7 tuổi, tuổi thấp nhất là 4, cao nhất là 91 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ  là:1/1,08. Trong tổng số 1000 bệnh nhân,  u tuyến yên chiếm tỉ lệ: 20,8%, u màng não:18,9%, dị dạng động tĩnh mạch (AVM): 17,1%, u dây thần kinh VIII: 6,4%, ung thư di căn não: 8,0%; u sọ hầu: 5,0%, u tuyến tùng: 3,2%, u máu thể hang: 6,2%, u tế bào hình sao: 5,2%, u nguyên bào tủy: 2,5%, u màng não thất: 2,1%, các loại u khác chiếm tỷ lệ 4,6%. Thể tích tổn thương trung bình thấp nhất là 0,6cm³, lớn nhất là 27,6cm³, trung bình chung là 6,2 ± 4,6 cm³. Liều xạ phẫu trung bình cho các bệnh u tuyến yên là 12,4Gy, u màng não: 15,5 Gy, AVM: 18 Gy, u dây thần kinh VIII: 14,6 Gy, K di căn não: 17,2Gy, u sọ hầu: 12,8 Gy, u tuyến tùng: 14,3Gy, u máu thể hang: 17,5Gy, u tế bào hình sao: 15,4Gy, u nguyên tủy bào: 14,1Gy, u màng não thất: 16,2Gy, các loại u khác: 15Gy. Sau xạ phẫu: Hầu hết các trường hợp đều có cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt lên rõ rệt. triệu chứng cơ năng giảm mạnh bắt đầu sau điều trị 1 tháng chiếm 80,2%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng: 20,2%, cho đến tháng thứ 24 triệu chứng cơ năng giảm chiếm tới 97,9%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng: 82,4%; Kích thước khối u tan hoàn toàn bắt đầu ở tháng thứ 3 chiếm 4,8%. Tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%. Trong 1000 bệnh nhân điều trị được theo dõi sát trong và sau xạ phẫu đều an toàn không có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc tử vong. Kết luận: Xạ phẫu bằng dao Gamma quay là một phương pháp điều trị không xâm nhập, an toàn, hiệu quả cho u não và các bệnh lý sọ não.

Abstract:

Evaluation of the results in brain tumor treatment and some intracranial diseases by rotating gamma knife (RGK) at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital.

Objects: 1000 patients with brain tumor and intracrianial diseases were treated by RGK from July 2007 to March 2010. Method: prospective research.

Results: Average age: 41,7 years old, youngest: 4, oldest: 91. Male/Female ratio:1/1,08. In 1000 patients, pituitary tumors accounted for 20.8%, meningioma 18.9%, arteriovenous malformations (AVM) 17.1%, acoustic neuroma 6.4%, brain metastases 8.0%, craniopharyngeal tumor  5.0% , pineal tumor  3.2% , cavernoma  6.2% , astrocytoma  5.2% , meduloblastoma  2.5% , ependymoma  2.1% , others  4.6% , respectively. Average target volume: minimum 0.6cm³, maximum 27.6cm³, median 6.2 ± 4.6 cm³. Average radiosurgery doses were changed depending on nature of the tumor: pituitary tumor (12.4 Gy), meningioma (15.5 Gy), AVM (18 Gy), acoustic neuroma (14.6 Gy), brain metastases (17.2 Gy), craniopharyngeal tumor (12.8 Gy), pineal tumor (14.3 Gy), cavernoma (17.5 Gy), astrocytoma (15.4 Gy), medulloblastoma (14.3 Gy), ependymoma (16.2 Gy), others (15 Gy). In most of the cases, clinical symptoms were improved significantly: 80.2% after 1 month (complete response 20.2%), 97.9% at 24th month (complete response: 84.4%). The sizes of the tumor were reduced remarkably, with the complete response rate of 4.8% at the 3rd month. These rates were increased from 12.5%, 21% to 29.4% at the 6th, 12th and 24th month, respectively. Treatments were safe, with no death or severe complications observed within and after radiosurgery. Conclusions: Rotating Gamma Knife is a non-invasive, safety and promising technique for treatment of brain tumor and intracranial diseases.

ĐẶT VẤN ĐỀ

U não và một số bệnh lý sọ não như dị dạng động tĩnh mạch (arteriovenous malformations: AVM), u máu thể hang (cavernoma) ...là những bệnh lý nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh. Trong những năm gần đây, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hàng năm, cứ 10 vạn người thì có từ 3-5 người bị mắc u não và con số này ngày càng tăng. Nguyên nhân vẫn chưa được rõ trong khi bệnh thường gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3-12 tuổi và 40-70 tuổi. Ở những thập niên trước, điều trị các bệnh lý nội sọ chủ yếu bằng phẫu thuật mở hộp sọ, tiếp đến phẫu thuật vi phẫu...Trong những năm gần đây, sự ra đời của máy xạ trị gia tốc, máy xạ phẫu bằng dao gamma, X knife, Cyber knife... đã giúp giải quyết những trường hợp khó hoặc không phẫu thuật được, mang lại thời gian và chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.

Hệ thống dao Gamma có hai loại: Gamma cổ điển và Gamma quay (Rotating Gamma Knife: RGK). Nguyên lý chung là sự hội tụ chính xác của các chùm tia gamma từ nguồn Co-60 vào tổn thương. Hệ thống dao gamma quay (RGK) ART 6000 của Hoa Kỳ có ưu điểm là thay vì mũ cố định nặng nề như các thế hệ máy cổ điển là hệ thống collimator quay quanh đầu bệnh nhân, giảm từ 201 nguồn Co-60 xuống còn 30 nguồn. Bên cạnh đó là hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn, chính xác và hiệu quả. Nhiều bệnh lý nội sọ có thể điều trị được bằng RGK: các u nguyên phát và di căn như u màng não, u tuyến yên, u sọ hầu, các u lành vùng nền sọ, u tuyến tùng, các u dây thần kinh sọ, u tế bào hình sao, dị dạng động tĩnh mạch...

Ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN&UB), bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên tiếp nhận và ứng dụng thành công kỹ thuật này để điều trị có kết quả tốt cho hàng nghìn lượt bệnh nhân u não và các bệnh lý nội sọ khác. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu : đánh giá kết quả điều trị 1000 bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm YHHN&UB, bệnh viện Bạch Mai.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu : gồm 1000 bệnh nhân được chẩn đoán các u nội sọ, dị dạng mạch não và các di căn não..., có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay-RGK tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2007 đến 03/2010. Tất cả các bệnh nhân đều được thông qua Hội đồng hội chẩn bao gồm các chuyên gia thuộc các lĩnh vực Ung thư-xạ trị, Y học hạt nhân, Nội khoa thần kinh, Phẫu thuật thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh, Tai mũi họng, ...

2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu

- Tất cả các bệnh nhân được làm các xét nghiệm đánh giá toàn thân và tại chỗ : công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm miễn dịch, điện não đồ, chụp CT thường quy, chụp CT 64 dãy, chụp MRI, chụp SPECT não, Chụp DSA, chụp MRI phổ, xạ hình tưới máu não, xạ hình khối u, chụp PET/CT...

- Được xạ phẫu theo quy trình thống nhất và theo dõi theo mẫu nghiên cứu cho từng loại bệnh. Được khám lại định kỳ đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau xạ phẫu 1, 3, 6, 12, 24 tháng....

Đánh giá triệu chứng cơ năng và các thay đổi cận lâm sàng
Đánh giá sự thay đổi hình ảnh của khối u theo tiêu chuẩn RECIST [3].
- Thiết bị sử dụng :

Hệ thống dao gamma quay (RGK : Rotating gamma knife) do Hoa Kỳ sản xuất năm 2007

Hệ thống collimator quay, hệ thống định vị đầu bệnh nhân tự động (APS : automatic positioning systems). Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS.

Hệ thống chụp mô phỏng (simulator system) : CT, MRI, DSA, MSCT với định vị Laser ba chiều.

2.3. Xử lý số liệu: Kết quả nghiên cứu được xử lý theo chương trình SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Phân bố tuổi của bệnh nhân



Nhận xét : + Nhóm tuổi hay gặp từ 15- 60 chiếm tỷ lệ 79,1%

+ Tuổi thấp nhất là 4, cao nhất là 91, tuổi trung bình là 41,7

+ Tỷ lệ nam/ nữ = 438/474, chiếm 48% và 52%

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tình trạng bệnh trước xạ phẫu (%)



Nhận xét: 69,8% số bệnh nhân chưa được điều trị; 24,1% sau phẫu thuật, 4,1% sau nút mạch và 0,2% bệnh nhân sau xạ trị gia tốc.

Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trước xạ phẫu



Nhận xét:90% bệnh nhân có biểu hiện đau đầu; 25,7% giảm thị lực; 24,3% có dấu hiệu buồn nôn, nôn; 13,4% giảm trí nhớ; 12,7% động kinh...Các dấu hiệu lâm sàng khác chiếm tỷ lệ ít hơn.

Bảng 3: Tỷ lệ một số loại u và bệnh lý sọ não thường gặp

 

Nhận xét: Loại u thường gặp nhất là u tuyến yên chiếm 20,8%, sau đó là u màng não 18,9%, dị dạng mạch não 17,1%, tổn thương não do ung thư di căn 8,0 %...Các loại u và bệnh lý sọ não khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 4: Phân loại u theo vị trí giải phẫu.

 

Nhận xét: Chủ yếu là u trên lều  chiếm 49,7% ; u dưới lều chiếm 4,7% trong đó đặc biệt u thân não chiếm 2% ; tỷ lệ còn lại thuộc các u ngoài trục và các u tuyến.

Bảng 5: Kích thước (cm) và thể tích tổn thương (cm3)

 

Nhận xét: Kích thước trung bình của các loại tổn thương là 3,0 ± 1,1 cm; nhỏ nhất là 0,2cm; lớn nhất là 6,8cm. Thể tích trung bình của các loại tổn thương là 6,2 ± 4,6cm³ trong đó nhỏ nhất là 0,6cm3 ; lớn nhất là 27,6 cm3 .

Bảng6: Liều xạ phẫu (Gy) cho một số loại u và bệnh lý sọ não

 

Nhận xét: Liều xạ phẫu trung bình khác nhau tùy theo loại bệnh, cao nhất là dị dạng mạch não 18Gy, thấp nhất là u tuyến yên 12,35 Gy (isodose 50%).

Biểu đồ 2: Thay đổi kích thước trung bình của tổn thương theo thời gian sau xạ phẫu

 
Nhận xét: Kích thước tổn thương trung bình trước điều trị 3,0 cm.

Sau điều trị: bắt đầu kiểm soát được ở tháng thứ 3, cho đến tháng thứ 24 kích thước tổn thương còn tiếp tục giảm mạnh hơn.

Biểu đồ 3:Tỷ lệ (%) bệnh nhân có thay đổi kích thước u theo thời gian sau xạ phẫu

 
Nhận xét: Sau điều trị 1 tháng: 5,2% u đáp ứng 1 phần; 91,8% u không thay đổi kích thước; 3% kích thước u lớn hơn. Bắt đầu sang tháng thứ 3 u tan hoàn toàn chiếm 4,8%. Tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%.

Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Lê Chính Đại, Nguyễn Quang Hùng, Vương Ngọc Dương, Vũ Hữu Khiêm, Phạm Văn Thái, Trần Ngọc Hải, Phạm Cẩm Phương, Ngô Trường Sơn, Đoàn Xuân Trường, Ngô Thùy Trang và cộng sự

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

Biểu đồ 2: Thay đổi kích thước trung bình của tổn thương theo thời gian sau xạ phẫu


Biểu đồ 3:Tỷ lệ (%) bệnh nhân có thay đổi kích thước u theo thời gian sau xạ phẫu


Nhận xét:Sau điều trị 1 tháng: 5,2% u đáp ứng 1 phần; 91,8% u không thay đổi kích thước; 3% kích thước u lớn hơn. Bắt đầu sang tháng thứ 3 u tan hoàn toàn chiếm 4,8%. Tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%.

Biểu đồ 3:Tỷ lệ (%) bệnh nhân cải thiện triệu chứng cơ năng sau xạ phẫu


Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng cải thiện dần theo thời gian. 20,2% hết triệu chứng ở tháng thứ 1; sau 3 tháng là 46,2%; sau 6 tháng: 50,2%; sau 12 tháng 72,6%; sau 24 tháng: 82,4%.

IV. BÀN LUẬN

Dao gamma (Gamma knife) đầu tiên do Lars Leksell (Thuỵ điển) sử dụng năm 1968 để điều trị một số bệnh lý sọ não. Tháng 7 năm 2007 dao gamma quay do Hoa kỳ sản xuất được ứng dụng lần đầu tiên Việt Nam và tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Các chùm tia gamma của nguồn Co-60 chiếu từ nhiều hư­ớng khác nhau nh­ưng có thể điều chỉnh để hội tụ lại tại tổ chức bệnh lý cần phá huỷ. Phương tiện này giúp loại bỏ tổ chức bệnh lý trong não mà không cần phẫu thuật mở hộp sọ, mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân và xã hội.

Tất cả các bệnh nhân trước khi làm xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu đều được hội chẩn thông qua Hội đồng hội chẩn bao gồm các chuyên gia Ung thư, Y học hạt nhân, Phẫu thuật thần kinh, Nội khoa thần kinh, Giải phẫu bệnh, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh... từ các bệnh viện: Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tai mũi họng trung ương ...

1, Tuổi và giới

Từ tháng 7 năm 2007 hệ thống dao gamma quay (RGK) do Hoa Kỳ sản xuất lần đầu được ứng dụng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung b­ướu bệnh viện Bạch Mai, để điều trị cho một số bệnh lý sọ não. Sau gần 3 năm hoạt động chúng tôi đã điều trị cho 1000 bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu bằng RGK. Tuổi bệnh nhân thấp nhất là 4 tuổi, cao nhất: 91 tuổi, trung bình: 41,7 tuổi, hay gặp nhất là từ 15-60 tuổi (Bảng 1). Nam chiếm 48%, nữ chiếm 52% . Theo nghiên cứu của Nguyễn Phong các bệnh lý sọ não thường gặp từ 10-67 tuổi, tuổi trung bình 40,2 tuổi, trong đó tỉ lệ nam chiếm 48,6%, nữ chiếm 51,4% [10]. Theo Trouillas J, Girod C tỉ lệ nam/nữ chiếm 3/4 cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả Costas G, Hadjipanayis và cộng sự đã xạ phẫu GK với các u sao bào bậc thấp thì độ tuổi có chỉ định xạ phẫu nhỏ nhất là 3 tuổi [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được làm xạ phẫu có tuổi thấp nhất là 4 tuổi, ở nước ta chưa có bệnh nhân nào được xạ phẫu ở lứa tuổi này và đây cũng thể hiện tính ưu việt của phương pháp xạ phẫu bằng dao gamma quay.

2, Triệu chứng cơ năng

Kết quả nghiên cứu ở 1000 bệnh nhân với các bệnh lý sọ não khác nhau có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay thì 90% các bệnh nhân vào viện trong tình trạng có đau đầu, 24,3% có biểu hiện buồn nôn, nôn ; 25,7% giảm thị lực trước khi đến viện ; 13,4% giảm trí nhớ và các triệu chứng khác tùy thuộc vào từng vị trí, kích thước khối u…(Bảng 2). Theo một số nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Virginia thì triệu chứng cơ năng và thực thể chủ yếu phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ hay chèn ép khu vực thần kinh chi phối [10]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đánh giá của các tác giả này.

3, Đặc điểm tổn thương

Bệnh nhân có u tuyến yên chiếm tỷ lệ cao nhất là 20,8%, tiếp đến là u màng não 18,9%, dị dạng mạch não chiếm 17,1%, ung thư di căn não chiếm 8,0%, u máu thể hang: 6,2% và u dây thần kinh số VIII chiếm 6,4%, u tế bào hình sao chiếm 5,2%, u sọ hầu chiếm 5,0% …ít nhất là u màng não thất chiếm 2,1%. Trong đó 24,1% đã được phẫu thuật trước đó tái phát hoặc không lấy được hết tổ chức u, 4,1% đã được nút mạch, 0,2% đã được xạ trị gia tốc (Biểu đồ 1).

Về kích thước tổn thương: 1000 bệnh nhân được tiến hành đo thể tích tổn thương trong đó thể tích tổn thương trung bình thấp nhất là 0,6cm³, lớn nhất là 27,6cm³, trung bình chung là 6,2±4,6cm³ (Bảng 5). Để phù hợp cho việc đánh giá đáp ứng tổn thương chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn RECIST, đo đường kính lớn nhất của tổn thương [3]. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước tổn thương trung bình là 3,0 ± 1,1cm, nhỏ nhất là 0,2cm, lớn nhất là 6,8cm, bắt đầu kiểm soát được tổn thương ở tháng thứ 3 (kích thước trung bình từ 3,0cm xuống còn 2,6cm), cho đến tháng thứ 6 kích thước trung bình là 2,1cm; tháng thứ 24 kích thước tổn thương trung bình là 0,9cm; với những khối u có đường kính lớn hơn 5cm là những trường hợp tái phát sau điều trị không còn khả năng phẫu thuật mổ mở vì vậy chúng tôi tiến hành xạ phẫu nhằm giảm tốc độ phát triển của khối.Theo Costas G, Hadjipanayis và cộng sự nghiên cứu 37 bệnh nhân u tế bào hình sao được xạ phẫu bằng RGK, thể tích tổn thương trung bình 3,3cm3 với liều xạ phẫu trung bình ở bờ khối u là 15Gy, kiểm soát được 92% khối u trong 32 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy RGK có hiệu quả điều trị cao trong việc phá hủy, làm mất tổn thương hoặc làm giảm kích thước tổn thương cũng như làm chậm sự phát triển của tổn thương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có một tỷ lệ lớn bệnh nhân có khối u tiêu biến bắt đầu ở tháng thứ 3 chiếm 4,8%. Tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%. Tỷ lệ khối u đáp ứng 1 phần cũng tăng dần theo thời gian, 19,4% ở tháng thứ 3; 41,7% ở tháng thứ 6; 50,5% tháng thứ 12 và 53,9% ở tháng thứ 24. Một tỷ lệ nhỏ không thay đổi kích thước thậm chí to hơn so với trước điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thể tích của tổn thương trước và sau xạ phẫu như tình trạng bệnh nhân, mức độ hay giai đoạn bệnh, kích thước và bản chất loại bệnh, liều xạ phẫu và mức độ nhạy cảm xạ... của mỗi bệnh nhân.

Liều xạ phẫu phụ thuộc nhiều yếu tố như loại bệnh, vị trí tổn thương, các tổ chức liền kề, kích thước u…tất cả các bệnh nhân điều trị chúng tôi sử dụng liều chỉ định là đường đồng liều 50% (isodose curve 50% tức là đường liều quanh tổn thương là 50%), trong quá trình lập kế hoạch điều trị có tham khảo các đường đồng liều khác 30%, 40%, 70%, 90%,,, để kiểm tra sự phân bố liều xạ đối với các cấu trúc giải phẫu của não và mô bệnh.
Ngoài tiêu chuẩn thay đổi về mặt kích thước tổn thương trên xạ phẫu, một tiêu chí khác đặc biệt quan trọng cần lưu ý khi đánh giá hiệu quả điều trị của dao gamma quay chính là sự cải thiện triệu chứng lâm sàng. Thông thường, sự thay đổi triệu chứng lâm sàng đến sớm và nhanh hơn sự thay đổi về mặt kích thước và thể tích của tổn thương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệu chứng có thể tốt hơn cho dù khối u vẫn còn hoặc thậm chí không thay đổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau xạ phẫu, các triệu chứng cải thiện dần ở tháng thứ 3 và sau 24 tháng các triệu chứng cơ năng trở về bình thường đạt tới 82,4% (Biểu đồ 3). Điều đó chứng tỏ chùm tia bức xạ hội tụ chính xác vào tổn thương đã làm giảm hoặc mất hoàn toàn các biểu hiện bệnh trên lâm sàng.

Trong 1000 bệnh nhân u não và các bệnh lý sọ não đã được xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, đều không có các biến chứng hay các tổn thương bất thường trong suốt quá trình xạ phẫu, cũng như không có bệnh nhân nào có biến chứng nặng hoặc tử vong. Kết quả này chứng tỏ kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay là an toàn, hiệu quả.

IV. KẾT LUẬN

Từ tháng 7 năm 2007 tới tháng 03 năm 2010 chúng tôi đã tiến hành xạ phẫu cho 1000 bệnh nhân có khối u và bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay thu được kết quả như sau:

Trước xạ phẫu:

- Bệnh nhân được điều trị xạ phẫu có độ tuổi từ 4 tới 91 tuổi (trung bình 41,7 tuổi), hay gặp nhất ở nhóm tuổi 15- 60 chiếm tỷ lệ 79,1%, Tỷ lệ nam/nữ là 1/1,08.

- U tuyến yên chiếm tỷ lệ cao nhất 20,8%, sau đó là u màng não 18,9%, dị dạng mạch não 17,1%, tổn thương não do ung thư di căn chiếm 8,0 %, Các tổn thương khác chiếm tỷ lệ thấp Thường gặp u trên lều, trong đó chủ yếu là thùy thái dương 17,9% sau đó là ở thùy đỉnh và thùy chẩm (lần lượt là 8,4% và 7,9%). U dưới lều chiếm 4,7% trong đó ở thân não chiếm 2%; u tiểu não chiếm 2,7%.
- Kích thước trung bình của tổn thương là 3,0 ± 1,1cm (nhỏ nhất 0,2, cao nhất 6,8 cm), Thể tích u trung bình 6,2 ± 4,6cm³ trong đó thể tích trung bình tổn thương do dị dạng mạch não là cao nhất 8,7 ± 4,2cm³, thấp nhất là u màng não thất chiếm 3,8 ± 0,9cm³, các loại u khác trung bình 6,7±3,4cm³. Liều xạ phẫu từ 8-26 Gy, trong đó cao nhất là carvenoma 18Gy, thấp nhất là u tuyến yên 12,3 Gy.

Sau xạ phẫu:

- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện dần theo thời gian:. 20,2% hết triệu chứng bệnh ở tháng thứ 1; 46,2% ở tháng thứ 3; 50,2% ở tháng thứ 6; 72,6% ở tháng thứ 12 và 82,4% ở tháng thứ 24.

- Kích thước khối u kiểm soát được bắt đầu ở tháng thứ 3 (trung bình 2,6 cm so với trước điều trị là 3.0cm), giảm mạnh dần theo thời gian, cho đến tháng thứ 24 kích thước trung bình là 0,9cm. Trong đó u tan hoàn toàn chiếm 4,8% ở tháng thứ 3, tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%.

- Không có bệnh nhân nào tử vong hoặc có biến chứng nặng trong và theo dõi sau xạ phẫu. Xạ phẫu bằng dao gamma cho các bệnh lý sọ nào là một phương an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

1. U tuyến yên

Bệnh nhân Trần Bích D, nữ 33 tuổi, vào viện vì đau đầu, nhìn mờ.

Chụp MRI sọ não chẩn đoán u tuyến yên, chèn ép dây giao thoa thị giác,

Chỉ định xạ phẫu RGK, liều 14Gy



2. U màng não
Bệnh nhân Nguyễn Đ, T, nam, 32 tuổi

Chẩn đoán: U màng não

Chỉ định: xạ phẫu bằng RGK, liều 20 Gy

 

Bệnh nhân Đinh T , V, 52 tuổi, vào viện vì đau đầu nhiều, nôn, tê yếu nửa người trái, chẩn đoán u màng não nền sọ chèn ép thân não, dây thị giác. Bệnh nhân được xạ phẫu Gamma Knife liều 18 Gy. Trước điều trị: u màng não nền sọ to, kích thước 3,9 x 4,1 x 4,9 cm, u chèn ép thân não gây yếu tê nửa người trái, đau đầu nhiều, không có khả năng điều trị bằng phương pháp khác.



Sau xạ phẫu bằng dao gamma 24 tháng, u tan gần hết, bệnh nhân hết các triệu chứng đau đầu, tê, yếu nửa người trái; đi lại vận động bình thường.

3. Tổn thương não do ung thư di căn

Bệnh nhân Nguyễn Văn Th, nam, 50 tuổi,

Chấn đoán: Ung thư phổi di căn não

Chỉ định: RGK liều 18Gy

 

Hình ảnh trước và sau điều trị 6 tháng. Trước điều trị: tổn thương não 2 ổ kích thước 3x4cm, 1x2 cm, phù não rộng. Bệnh nhân đau đầu nhiều. Sau điều trị 6 tháng: tổn thương gần như không còn, hết phù não.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng L, nữ, 54 tuổi

Chẩn đoán: NH Lymphoma đã điều trị hóa chất 6 đợt, xạ gia tốc 60Gy

Chỉ định: RGK liều 14 Gy

 
Trước điều trị, bệnh nhân đau đầu nhiều, kích thước u: 2x3 cm, bệnh nhân đã được điều trị hóa chất 6 đợt, xạ gia tốc 60Gy. Sau xạ phẫu RGK liều 14 Gy, lâm sàng cải thiện, giảm đau đầu, tổn thương gần như biến mất.

Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Lê Chính Đại, Nguyễn Quang Hùng, Vương Ngọc Dương, Vũ Hữu Khiêm, Phạm Văn Thái, Trần Ngọc Hải, Phạm Cẩm Phương, Ngô Trường Sơn, Đoàn Xuân Trường, Ngô Thùy Trang và cộng sự

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

Tin liên quan