Ai dễ bị mắc ung thư dạ dày?
Mà tỉ lệ mắc bệnh này cũng cao hơn so với những người khác nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:
- Đàn ông
- Ngoài 50 tuổi trở ra
- Có huyết thống với những người đã từng bị ung thư dạ dày.
- Hút thuốc lá
- Nghiện rượu bia
- Ăn nhiều thức ăn chua và mặn.
Trong giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có thể có những triệu chứng sau:
- Cảm thấy khó chịu ở vùng dạ dày, xuất hiện chứng khó tiêu, ợ nóng.
- Buồn nôn và mất cảm giác thèm ăn.
- Cảm thấy mệt mỏi.
Khi ung thư lan rộng sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đi ngoài ra máu.
- Bụng cảm thấy chướng lên sau khi ăn.
- Buồn nôn và nôn.
- Giảm cân mà không xác định được lý do.
- Đau dạ dày.
Xét nghiệm và điều trị ung thư dạ dày
Một số xét nghiệm:
- Chụp X-quang dạ dày. Trước khi chụp bạn phải uống một cốc nước chứa bari. Bari là chất có màu trắng khi uống vào sẽ như một lớp “áo choàng” bao phủ thành dạ dày giúp bác sĩ nhìn rõ hơn qua chụp X-quang.
- Nội soi. Phương pháp này là dùng một ống dẫn nhỏ, sáng đưa vào bằng đường miệng và dẫn xuống dạ dày. Trước khi nội soi bạn có thể được gây tê để giảm đau.
Điều trị ung thư dạ dày:
Có rất nhiều phương pháp bao gồm phẫu thuật, hoá học trị liệu hoặc điều trị phóng xạ và có thể kết hợp với nhiều cách chữa trị khác nữa. Lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ giai đoạn ung thư còn sớm hay muộn. Hoặc nó đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể chưa? Đồng thời nó còn phụ thuộc vào tuổi của bạn, tình trạng sức khoẻ để bác sĩ có hướng điều trị quyết định chọn phương pháp phù hợp.
Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế rủi ro mắc căn bệnh nguy hiểm này nếu như không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá. Chế độ ăn kiêng phải được thực hiện tốt, nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và vitamin C. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi và cải xanh.
Minh Anh
Theo Restau