Tiên lượng của ung thư gan vẫn rất xấu mặc dù đã có những tiến bộ lớn của y học.Sự chữa lành bệnh hoàn toàn rất ít khi thực hiện được dù cả với phương pháp ghép ghan. Các phương pháp điều trị khác cũng chỉ kéo dài thêm thời gian sống, nhưng sự tái phát ung thư rất hay xảy ra. Phòng bệnh luôn luôn là ưu tiên hơn chữa bệnh, ở đây lại càng cần thiết do những hạn chế của điều trị...
Phòng bệnh ung thư gan nguyên phát có thể thực hiện ở 3 cấp:
Phòng bệnh cấp 1: là tránh sự tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư gan ở môi trường
Phòng bệnh cấp 2: là tránh sự tiến triển của các bẹng gan mạn tính mà trước hết là viêm gan B mạn tính trở thành xơ gan.
Phòng bệnh cấp 3: là tránh cho một bệnh gan đã bị xơ không phát triển thành ung thư gan.
1.Phòng bệnh cấp 1
Tránh tất cả các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư gan nguyên phát đặc biệt là các yếu tố nguy cơ hàng đầu.
Tránh lây nhiễm virus viêm gan B và C bằng các biện pháp vệ sinh, loại bỏ kỹ những nguồn cho máu và các chế phẩm từ máu bị nhiễm virus viêm gan B và C; tránh dùng chung những dụng cụ có thể dính máu của nhau như kim tiêm, kim châm cứu, dao cạo, bàn chải đánh răng..thận trọng khi sử dụng các thuốc có hại cho gan.
Phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện ngập rượu, ma tuý, mại dâm, thực hiện sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B, C.
Tránh những thức ăn có thể nhiễm nấm mốc aflatoxin như lac,gạo ngô mốc…cải thiện các điều kiện bảo quản để tránh cho nấm mốc phát triển.
Những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Tạo miễn dịch chống virus viêm gan B bằng cách tiêm vacccin, ở nước ta hiện nay việc tiêm vaccin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em vừa mới sinh.Riêng những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có mang virus viêm gan B ngoài việc tiêm vaccin cần sử dụng thêm globulin miễn dịch chống viêm gan B (HBIG: hepatitis B immune globulin),có hiệu quả nhất khi tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh.
2.Phòng bệnh cấp 2
Chữa tốt các bệnh gan mạn tính, không để trở thành xơ gan mà ở Việt Nam trước hết cần chữa tốt bệnh viêm gan B mạn tính. Chẩn đoán viêm gan B mạn tính được xác định khi bệnh nhân mang virus viêm gan B ít nhất là 6 tháng, có những biểu hiện về sinh hóa hoặc mô học của viêm gan và sự nhân lên của virus. Mục đích của điều trị viêm gan B mạn tính là ngăn cản hoạc chí ít làm giảm nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan.
Hiện nay có hai nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm gan B mạn tính. Nhóm thứ nhất là các thuốc điều biến miễn dịch , bao gồm các thuốc như Interferon ỏ, peg – interferon ỏ, Thymosin.. tuy nhiên các thuốc này khi sử dụng cần lưu ý đến tác dụng gây độc cho gan nên không được dùng cho bệnh nhân xơ gan. Nhóm thuốc thứ hai là thuốc tương tự Nucleosid, bao gồm các thuốc như Lamivudin, adefovir dipivoxil, Entecavir.. các thuốc này có thể dùng cho bệnh nhân xơ gan tuy nhiên giá thành thuốc đắt và sự kháng thuốc ngày càng tăng.
Ngoài ra có một số thuốc y học cổ truyền có tác dụng cới viêm gan B mạn tính như Liv 94 (chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa), gacavit (chiết xuất từ gấc)..
Xu hướng hiện nay là dùng phối hợp hai nhóm thuóc trong điều trị viêm gan B mạn tính.
3.Phòng bệnh cấp 3
Nếu đã bị xơ gan cần điều trị ngăn chặn để không phát triển thành ung thư gan nguyên phát.
Nhờ các tiến bộ y học y quá trình xơ hoá là có thể ngăn chặn và đẩy lùi do đó cần phải điều trị sớm cố gắng không để xơ gan từ giai đoạn đầu (Child Pugh A) sang giai đoạn nặng hơn , mất bù và có nhiều bién chứng trong đó có biến chứng ung thư gan nguyên phát.
Ngoài 3 cấp độ phòng bệnh trên một biện pháp phòng bệnh hết sức quan trọng nữa là sàng lọc (screening) để làm sao phát hiện được ung thư gan càng sớm càng tốt, ở giai đoạn tiền lâm sàng, khi chưa có biểu hiện lâm sàng để cho các biện pháp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.