Làm thêm giờ có thể mắc bệnh tim mạch
Sau khi giải thích về các tác nhân gây bệnh tim thường thấy như khói thuốc, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những người làm việc ngoài giờ từ 3-4 tiếng/ngày có khả năng bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 60%. Dưới góc độ của những nhà chuyên môn, phát hiện trên đã dấy lên tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Trong tổng số 369 trường hợp bệnh nhân bị tử vong do bệnh tim (trước đó đã bị đột quỵ, hoặc đau thắt ngực) thì số thời gian làm việc quá nhiều dường như có liên quan với các trường hợp trên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Cụ thể là những người làm việc quá nhiều thường có ít thời gian để tập thể dục, nghỉ ngơi và thư giãn, do đó họ thường bị strees, lo lắng và suy nhược cơ thể.
Mianna Virtanen, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu, nhà dịch tễ học tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp Phần Lan ở Helsinki và đại học London phát biểu: “Chúng ta cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi có thể khẳng định chắc chắn rằng, làm việc quá sức có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vành”.
Cathay Ross, một y tá có kinh nghiệm về bệnh tim tại quỹ tim mạch Anh và là người tài trợ cho cuộc nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu tình trạng lao động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào”, và “mặc dù các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa làm việc ngoài giờ quá 3 tiếng mỗi ngày và các vấn đề về tim mạch nhưng nguyên nhân của vấn đề này hiện còn chưa được sáng tỏ”.
Theo bác sỹ John Challenor của Hội nghề nghiệp Y khoa: “Xét trên nhiều khía cạnh, điều mà chúng ta - những người bác sĩ điều trị các bệnh về nghề nghiệp đều hiểu rằng, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe mỗi con người. Do đó, những người sử dụng lao động và các bệnh nhân cần ý thức được mối hiểm họa của bệnh động mệnh vành và coi việc lao động quá nhiều là có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng trên”.