Cách tránh nguy cơ “nhiễm” ung thư từ áo mưa
Mùa mưa tới, hàng triệu người đi xe máy, xe đạp sẽ cần tới áo mưa khi ra đường. Để chọn đúng loại, phân biệt và khử độc tố ở áo mưa rất quan trọng cho sức khoẻ nếu bạn không muốn bị phồng rộp tay chân, thậm chí là ung thư.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, phoóc-môn được sử dụng trong sản xuất nhựa, áo mưa, công đoạn hồ trong ngành dệt và điều chế các hoá chất công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)
Ở nồng độ thấp, phoóc-môn có thể gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Ở nồng độ cao, phoóc-môn có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở. (Ảnh minh hoạ)
Theo TS La Thế Vinh, Đại học Bách khoa Hà Nội thì chỉ có thể đo nồng độ phoóc-môn qua các phương pháp kiểm tra qua dung dịch. (Ảnh minh hoạ)
Còn theo TS Trần Hồng Côn, Khoa Hoá Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, tuy phoóc-môn là chất khí không màu nhưng có thể nhận biết qua mùi hăng hắc giống hệt như mùi tương hạt cải. (Ảnh minh hoạ)
Phoóc-môn là chất bay hơi trong không khí và cực kỳ dễ tan trong nước nên giặt qua vài lần nước hoặc phơi áo mưa ngoài không khí trước khi dùng thì gần như phoóc–môn sẽ tan hoặc bốc hơi hết.
Ngoài ra, khi tham gia giao thông, thường gặp những cơn mưa bất chợt nên chúng ta cần bình tĩnh, không dừng xe đột ngột, khi thấy đủ an toàn thì xi nhan tấp vào lề phải rồi mới mặc áo mưa tránh gây tai nạn đáng tiếc.