Có thể chữa khỏi ung thư bằng liệu pháp miễn dịch?

Ngày đăng: 28/08/2013 Lượt xem 2161
Trong vòng 20 năm qua, nhiều khoa học - những người đã thành lập nên Immunocore - đã làm việc rất chăm chỉ nhằm biến giấc mơ của họ thành sự thật với dự án nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư rất độc đáo bằng cách sử dụng chính hệ miễn dịch của người để chống lại các tế bào u bướu. Và cuối cùng, có vẻ những nỗ lực không mệt mỏi của họ đã được đền đáp xứng đáng.

Immunocore đã phát triển một cách thức mới nhằm khai thác sức mạnh của những tế bào “đao phủ tự nhiên” trong hệ miễn dịch của con người, đó là các tế bào hồng cầu T đã được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa, chuyên tìm kiếm và thanh trừng những mầm bệnh xâm lấn, chẳng hạn như vi khuẩn và virut. TS. Bent Jakobsen, người gốc Đan Mạch, là Giám đốc khoa học của Công ty Immunocore, ông đã nghiên cứu về các tế bào T cách đây 20 năm, đã từng làm việc tại Phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh ở Cambridge, khẳng định: “Liệu pháp miễn dịch là một sự khác biệt triệt để. Nó không loại bỏ bất kỳ phương pháp chữa trị ung thư nào cả, song ở đây nó đã được gia cố thêm một thứ vũ khí mới để có được một tính năng độc đáo và có hiệu quả cao trong điều trị ung thư”.

Trong quá khứ, việc điều trị bệnh ung thư chủ yếu thông qua các con đường như cắt bỏ (phẫu thuật), gây độc (hóa trị liệu) hoặc đốt cháy (xạ trị). Tất cả 3 liệu pháp này đều tồn tại nỗi day dứt rằng làm thế nào các mô khỏe mạnh không bị hủy hoại trong khi vẫn đảm bảo tiêu diệt sạch các tế bào gây ung thư; rằng vô hiệu hóa hay gỡ bỏ nó. Giờ thì đã có một hướng tiếp cận mới dựa trên hệ miễn dịch, một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan nội tạng nhằm liên tục giữ cho cơ thể miễn trừ ung thư, cũng như đưa các tế bào tình nghi vào diện kiểm tra thường xuyên.



Quy trình hoạt động của tế bào T.

Thời đại của cơ thể tự chữa bệnh

Trong suốt nhiều năm, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh ung thư. Có nhiều bằng chứng về điều này. Hệ miễn dịch có 2 cách cơ bản để chống lại các mầm bệnh xâm lấn và các tế bào của cơ thể đã hành động theo ý muốn. Một trong những cách cơ bản đó có liên quan đến việc thả những protein trôi nổi tự do hay các kháng thể, chúng sẽ khóa chặt những kẻ xâm nhập lạ, kích hoạt các tế bào miễn dịch khác đến và quét sạch những “ông hàng xóm vô phép”. Nhiều tổ chức khoa học đã cố gắng để phát triển ra các phương pháp chống ung thư dựa trên kháng thể, nhưng thành công khá hạn chế, TS. Jakobsen cho biết. Trục trặc nằm ở chỗ là các kháng thể thật sự đã không được thiết kế để nhận dạng những kẻ ngoại xâm. Điều mà công ty Immunocore đã hoàn thành là xây dựng một liệu pháp xoay quanh cánh tay thứ hai của hệ miễn dịch, được gọi là miễn dịch tế bào, nơi mà các tế bào T có thể tìm kiếm và hủy diệt các mầm bệnh xâm lấn.

Immunocore đã phát triển ra một giải pháp thiết kế những phân tử protein nhỏ gọi là ImmTAC, có hiệu quả hoạt động như một miếng keo dán 2 mặt. Một mặt chúng dính chặt vào các tế bào ung thư và không làm đụng chạm tới các tế bào khỏe mạnh. Mặt khác chúng dính vào những tế bào T. Công nghệ này đã dựa trên cái gọi là “thụ thể tế bào T”. TS. Bent Jakobsen giải thích: “Điều mà chúng tôi có thể làm là sử dụng giàn giáo của các thụ thể tế bào T để có thể định dạng tốt tế bào gây ung thư ngay cả khi nó không tồn tại trong hình thức tự nhiên. Mặc dù tế bào T không nhận dạng được tế bào ung thư nhưng chúng tôi khiến chúng phải làm được điều này. Về mặt lý thuyết thì phương pháp tiếp cận này có thể dùng để chống lại bất kỳ dạng ung thư nào, từ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư gan hay ung thư tuyến tụy. Chìa khóa cho sự thành công này là có thể phân biệt rõ ràng đâu là tế bào ung thư, đâu là tế bào bình thường - tế bào khoẻ mạnh. Thuốc chuyên biệt của Immunocore có thể nhận ra các protein nhỏ hay các peptid nhô ra khỏi bề mặt lớp màng của tế bào ung thư.

Tất cả các peptid ló dạng trên những lớp màng của chúng và những peptid này sẽ hoạt động như một cánh cửa sổ, báo cho các nhà khoa học biết chuyện gì đang diễn ra bên trong các tế bào, liệu nó có mầm ung thư hay không. TS. Bent Jakobsen giải thích: “Tất cả các peptid tí hon này sẽ nói cho bạn câu chuyện về các tế bào. Khu rừng peptid trên bề mặt tế bào là một dạng màn hình khi chúng muốn ngụ ý rằng: “Tôi là một loại tế bào. Đây là danh tính của tôi và mọi thứ đang xảy ra bên trong tôi”. Immunocore đang xây dựng một cơ sở dữ liệu về các mục tiêu peptid trên những tế bào ung thư nhằm thiết kế các thụ thể tế bào T có thể tiêu diệt chúng, để nguyên vẹn những tế bào khỏe mạnh đồng thời làm giảm thiểu đáng kể các tác dụng phụ. Giai đoạn điều trị thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của Immunocore sẽ được tiến hành trên một nhóm bệnh nhân ở Anh và Mỹ đang mắc khối u ác tính, kết quả cho thấy bệnh nhân đã chịu được thuốc mới và cho thấy dấu hiệu của “hành vi chặn đứng khối u ở thời kỳ đầu”. TS. Bent Jakobsen kết luận: “Tất cả các công ty dược phẩm đều nhận thức được rằng, liệu pháp miễn dịch có thể là chìa khóa cuối cùng trong điều trị ung thư. Họ đã nhìn thấy sự phát triển của công nghệ này. Qua điều trị với các khối u ác tính, liệu pháp miễn dịch đã hoạt động khá an toàn và thực tế nó sẽ là một cách điều trị tối ưu”.

Theo suckhoedoisong

Tin liên quan