Phòng ngừa ung thư dạ dày, phải diệt vi khuẩn HP

Ngày đăng: 27/08/2015 Lượt xem 2594
Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP). Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.
 
Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đến viện khám thì đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.


Vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát triệt để các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiến triển thành ung thư dạ dày. “Bệnh nhân đau dạ dày mãn tính, hoặc trải qua phẫu thật do bị loét dạ dày, hoặc trong gia đình có người thân mắc bệnh dạ dày, sẽ có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn. Đối với bệnh nhân bị thiếu máu nghiêm trọng hoặc bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP), cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn“, Bác sĩ Donald Poon, Bác sĩ Ung Thư Bệnh Viện Raffles Singapore cho biết.

95% viêm dạ dày mạn tính do khuẩn HP

- Viêm dạ dày mạn tính: có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người đã từng cắt bỏ một phần dạ dày do viêm dạ dày mạn cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày sau nhiều năm phẫu thuật. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày. Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tỷ lệ nhiễm bệnh có sự khác nhau về giữa các nước. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%. Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.


- Tiền sử gia đình: cha mẹ, anh, chị em, hoặc con cái của một người có tiền sử ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Ăn uống: ăn nhiều đồ nướng, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì.

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.

Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong.

Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn HP sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống. Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP.

Điều trị HP - Nên kết hợp Đông Tây Y

Khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Và trong những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh. Theo đó phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày, có thể phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.

Còn với các loại thuốc nam như cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… lại có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, dự phòng.

Theo ossc

Tin liên quan