Khi nào nhiễm phóng xạ gây ung thư?

Ngày đăng: 26/07/2011 Lượt xem 5668
Hiểm họa phóng xạ (HHPX) xảy ra do nhiễm các bức xạ ion hóa. Các bức xạ này có thể có xuất xứ từ những nguồn phóng xạ bên ngoài cơ thể như tia X hoặc tia gamma, rò rỉ từ lò phản ứng hạt nhân… hoặc từ những chất đồng vị phóng xạ đưa vào trong cơ thể để chữa bệnh. Ảnh hưởng của nhiễm xạ phụ thuộc vào liều lượng, thời gian nhiễm (lâu hay chóng) và các cơ quan bị nhiễm.

Trong một số trường hợp nhiễm xạ, tổn thương cơ thể chỉ xuất hiện khi liều xạ vượt quá một giới hạn nhất định, thường là một sievert (Sv) - (Sv là đơn vị quốc tế biểu hiện liều xạ được hấp thu gây những ảnh hưởng sinh học giống như 1 gray (Gy) tia X hoặc tia gamma). Thí dụ viêm da do tia xạ, đục thủy tinh thể, suy chức năng cơ quan (có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm), hoặc bệnh phóng xạ (phản ứng sớm của nhiễm xạ rất nặng).

Nhiều trường hợp khác thì tổn thương lại xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm xạ tái đi tái lại nhiều lần. Như trong bệnh ung thư chẳng hạn: ung thư xuất hiện do sự đột biến (thay đổi chất liệu di truyền của tế bào) mà tia xạ gây nên. Rò rỉ phóng xạ từ những lò phản ứng hạt nhân có thể làm tăng hiện tượng đột biến, dẫn đến nhiều loại ung thư như bệnh bạch cầu, các dị tật bẩm sinh trong nhiều thế hệ tiếp theo và những bệnh di truyền. Ung thư thường chỉ lộ diện sau nhiều năm.     

Theo GS. Phạm Gia Cường/ suckhoedoisong

Tin liên quan