Một số quy trình y học hạt nhân nhi khoa

Ngày đăng: 18/06/2011 Lượt xem 3938
Chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật Y học hạt nhân quan trọng thường áp dụng trong chẩn đoán cận lâm sàng các bệnh nhi khoa.

1. Ghi hình xương

Một số chỉ định thông thường ghi hình xương cho trẻ là đánh giá đau do chỉnh hình hoặc trẻ không chịu sử dụng tay giả và cả trường hợp gãy xương kín. Ngoài ra hay gặp chỉ định ghi hình xương trong bệnh Legg-Calve-Perthes, đánh giá tổn thương xương bằng hình ảnh phóng xạ, định vị u xương hoặc bệnh ung thư di căn xương.

Các bệnh nhân ứ nước tiểu ở bàng quang phải được chuẩn bị lịch trình cẩn thận. Những bệnh nhân này cần phải được ghi hình để đánh giá tình trạng ứ nước, nhưng nó cũng không phải dễ. Việc cho thuốc giảm đau có thể làm giảm các cảm giác cần đi tiểu và những bệnh nhân ứ nước cần phải cho đi giải trước, đặc biệt trong ghi hình hố chậu.

Phải chuẩn bị đường tiêm tĩnh mạch bằng đặt sẵn kim chuyên dụng để đưa thuốc phóng xạ vào. Sau khi tiêm cần cho kim bơm tiêm ra khỏi trường nhìn của máy ghi hình hoặc phải cách xa nơi xương cần ghi hình.

Viêm xương là những chỉ định thường xuyên để ghi hình xương 3 phase. Bệnh nhân này thường là đi khập khiễng, đau, sốt hay gặp ở độ tuổi 2-5 tuổi. Những bệnh nhân này phải làm bất động khi ghi hình để có được hình ảnh chất lượng. Những bệnh nhân này thường ở tình trạng đau nên rất khó giữ cố định trong ghi hình.

Những bệnh chứng rối loạn thần kinh thực vật (reflex sympathetic dystrophy: RSD) hoặc loạn dưỡng mạch thần kinh (reflex neurovascular dystrophy: RND) cũng là những chỉ định cần thiết để ghi hình xương 3 phase. Những bệnh nhân này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên. Những bệnh nhân này thường có tiền sử đau từ lâu rồi. Thường xuất hiện sau một chấn thương. Trong những điều kiện này, để đáp ứng lại tình trạng viêm, thường có một thông điệp ngược sinh học được giữ đến để làm ngừng việc tăng tưới máu giảm hơn so với vùng bình thường.

Quy trình SPECT xương được chỉ định cho bệnh nhân u, viêm xương cột sống, những bệnh nhân vẹo cột sống (scoliosis) và những bệnh nhân viêm đốt sống (spondylolysis). Những bệnh nhân này thường có đau nhiều nên cần phải cho thuốc giảm đau trước khi tiến hành làm SPECT. Có thể đặt đệm, gối dưới khớp gối cho bệnh nhân đỡ đau và thoải mái khi nằm ghi hình. Sự chuyển động cua máy gần sát trẻ có thể làm cho trẻ sợ. Cần điều chỉnh khoảng cách giữa camera và trẻ gần nhau đến mức có thể được.

2. Ghi hình não

Ghi hình SPECT não được thực hiện trên trẻ để định vị ổ tụ máu hoặc xác định mức bình thường để so sánh với những bệnh kịch phát sau này. Quy trình ghi hình đối với trẻ có rối loạn tuần hoàn não phải phối hợp chặt chẽ với người giữ trẻ và các kỹ thuật khác như EEG, đo từ xa, đặc biệt là với nghiên cứu ictal đã được thực hiện. Y học hạt nhân có thể được phép tiêm thuốc phóng xạ trong phòng bệnh nhân để ghi hình Ictal(? )(Idal imaging). Bệnh nhân có chảy máu não rất cần được giảm đau. Giảm đau để bệnh nhân nằm yên trong thời gian ghi hình. Những bệnh nhân đã được tiêm thuốc giảm đau cần phải được theo dõi liên tục theo quy định của bệnh viện.

3. Ghi hình trào ngược dạ dày thực quản và thời gian rỗng của dạ dày

Những bệnh nhân bị trào ngược thực quản (GER: gastro-esophogeal reflux), nôn mửa, khuyết điểm về sự phát triển (FTT: failure to thrive), đau bụng, hen, khó thở rất cần được ghi hình nghiên cứu thời gian rỗng của dạ dày. Nghiên cứu sự rỗng của dạ dày dùng để đánh giá dạ dày và các nếp nhu động ruột của dạ dày. Nghiên cứu dạ dày rỗng cần phải định lịch để có thể ghi hình giai đoạn muộn tại 6 giờ, 24 giờ nếu cần. Cần phải kết hợp với lịch làm x-quang uống barit. Phải làm ghi hình rỗng dạ dày trước nếu không bị nhiễu. Cần lưu ý độ pH và giữ cho bệnh nhân luôn có dạ dày rỗng. Dụng cụ để hút ngoài cần phải có sẵn để hút nếu cần.

4. Ghi hình Gallium

Ghi hình Ga-67 thường áp dụng để định vị u phần mềm. Bệnh ung thư di căn phần mềm và phát hiện nguồn nhiễm khuẩn gây sốt mà chưa phát hiện ra. Nếu tiêm Ga-67 qu dụng cụ đặt tĩnh mạch sẵn thì cần phải giữ hệ thống đó luôn luôn có nước muối sinh lý chứa đầy. Khi ghi hình phải để hệ thống này ra ngoài trường nhìn của đầu đếm. Ghi hình Ga-67 phải định lịch ghi hình sau 6, 24, 48 và 72 giờ nếu cần. Sự thải Ga-67 vào ruột là một vấn đề giống như người lớn. Một số thức ăn như nước táo ngọt không pha loãng được chọn dùng trong thời gian ghi hình cho trẻ uống. Không nên dùng nhuận tràng hay thụt tháo. Uống nước táo sẽ cho hình ảnh ghi hình rất tốt.

5. Ghi hình chảy máu dạ dày ruột

Nghiên cứu chảy máu dạ dày ruột cũng phải định lịch để ghi hình muộn. Đặc biệt là khi đang nghi ngời chảy máu. Bệnh nhân phải đi đại tiểu tiện trước khi ghi hình. Thăm dò dòng chảy động học đầu tiên, sau đó ghi hình tĩnh trước và bên.

6. Định vị túi thừa Meckle

Nếu thấy có máu trong phân thì nên chỉ định quy trình ghi hình định vị túi thừa Meckel, vì đó cũng là nguyên nhân gây chảy máu. Có thể dùng Peutagastin để làm tăng độ tập trung của thuốc phóng xạ trong ghi hình. Nên kết hợp với x-quang để ghi hình YHHN trước khi chụp x-quang uống cản quang barit. Vì barit làm nhiễu hình ảnh YHHN ghi hình túi thừa Meckel. Nếu ghi hình phẳng mà không phát hiện được túi thừa Meckel nhưng vẫn còn nghi ngờ thì phải làm SPECT.

7. Ghi hình chức năng gan, mật.

Sự tắc đường dẫn mật là lý do thông thường nhất để ghi hình chức năng gan đối với trẻ mới sinh. Trẻ lớn hơn đau sau bữa ăn cũng nên cho ghi hình chức năng gan, mật. Trẻ em bị tắc mật thường phải cho phenobarbital 5-7 ngày trước khi ghi hình. Ghi hình gan mật phải lên lịch ghi hình ở pha muộn tại 4-24 giờ. Sulfat morphine đôi khi cũng phải dùng như đối với người lớn để làm cho cảm giác dễ chịu về túi mật. Để nghiên cứu bài tiết túi mật cần dùng cholecystokinin để làm giảm co bóp túi mật. Thức ăn mỡ cũng làm tăng co bóp túi mật và có thể làm mờ dấu hiệu.

8. Ghi hình khoang máu tim (cardiac blood-pool imaging)

Kiểm tra chức năng tim là cần thiết trong điều trị hóa chất gây ngộ độc tim. Cả siêu âm và YHHN ghi hình rất cần chỉ định trong những trường hợp này. Những trẻ còn nhỏ có thể khó thực hiện ghi hình hơn là làm siêu âm tim. Cũng như vậy đối với trẻ có bệnh loạn nhịp. Mỗi khoa YHHN cần phải chọn dược chất phóng xạ để dùng trong ghi hình khoang máu tim. Hồng cầu đánh dấu có thể dùng ở trong người và trên ống nghiệm. Một số tài liệu tham khảo gợi ý rằng một số hóa chất dùng trong điều trị có thể làm giảm hiệu suất đánh dấu hồng cầu. Albumin huyết thanh người đánh dấu cũng có thể dùng ghi hình khoang máu, và nó rất hay được ưa dùng tong trẻ em và chỉ một lần tiêm là đủ. Dụng cụ đặt nội tĩnh mạch cũng nên dùng để đưa thuốc phóng xạ nhưng sau khi tiêm phải được làm đầy liên tục nước muối sinh lý. Và nên đặt tay ra tiêm ra ngài trường nhìn của đầu máy.

9. Ghi hình thận

Những bệnh nhân lý tưởng là được uống nước trước khi ghi hình thận. Điều này cũng không dễ thực hiện được. Việc uống nước cần phải hợp tác với đội ngũ chăm sóc lâm sang và dựa trên việc đánh giá của bệnh nhân. Ghi hình tĩnh trào ngược niệu quản bang quang (VUR: vesicoureteral), nhiễm trùng tiết niệu (UTI), thận cao huyết áp hoặc thận nang. Ghi hình chức năng tĩnh ghi được hình ảnh viêm thận bể thận đang thành sẹo hoặc hoặc viêm bể thận cấp và các chức năng khác nhau.

Ghi hình động chức năng thận đựoc đánh giá sự tắc nghẽn trong thận ứ nước, phình niệu quản, hoặc khi có tắc nghẽn đã biết. Việc đánh giá chức năng thận trong bệnh thận đa nang, tăng huyết áp, sau ghép thận, vè bể thận nhân tạo cũng nên chỉ định ghi hình động chức năng thận. Một số quy trình chức năng thận có đặt ống thông niệu quản và cần cho furosemide vào bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đang có VCU (Voiding cystoururethrogram), VCU phải được thực hiện trước khi thăm dò chức năng thận vì hai lý do. Thứ nhất là cho đặt ống thông niệu đạo để VCU duy trì tại chỗ, tránh đặt ống thông lần hai. Việc thêm furosemide là một phần của ghi hình làm thăm dò chức năng thận, nó có thể làm tăng độ thanh lọc thận đến mức làm cho bàng quang ngược dòng ở mức độ thấp do lỗi mắc phải trên VCU. Những bệnh nhân lớn tuổi hơn có khả năng kiểm soát được tiết niệu có thể không cần đặt ống thông niệu đạo để ghi hình bởi vì các trẻ lớn này có khả năng chủ động đi tiểu trước khi ghi hình và đi tiểu lại trước khi kết thúc quy trình.

10. Ghi hình tiết niệu bàng quang niệu quản – VCU

Trẻ em phải làm VCU để xác định trào ngược niệu quản khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI: Urinary fract infection). Hiện tượng này thường gặp ở độ tuổi 2 đến 3. Trẻ em phải tập luyện ở độ tuổi này. Một số trẻ bắt đầu có nhiễm khuẩn bàng quang niệu quản ở giai đoạn này. Trẻ em dưới một tuổi có thể tích bàng quang niệu quản nhỏ hơn, nên nó có thể dẫn đến kết quả VCU khác nhau và thậm chí sai lạc hẳn. Ở những trẻ lớn có thể ghi hình 2-3 vòng của bàng quang đầy nước tiểu và bài tiết nước tiểu không cần phải đặt ống thông.

Các trẻ được làm siêu âm kèm với VCU, nên làm trước ghi hình VCU. Các bệnh nhân này được phép ăn và uống trước khi làm VCU, như vậy sẽ rất thoải mái cho trẻ trước khi làm VCU.

Làm VCU có thể làm một quy trình khó nhất đối với nhi khoa. Việc thực hiện gây mê giảm đau cũng rất khó khăn vì nếu có dùng thuốc giảm đau do gây mê kéo dài hơn là thời gian làm quy trình VCU. Mặt khác nếu có dùng thuốc giảm đau sẽ làm nhiễu gây sai lạc về kết quả. Các stress có thể làm tăng khả năng trào ngược trong thời gian ghi hình. Nếu cần phải tiêm thuốc giảm đau thì chỉ nên dùng liều thấp. các bác sỹ nhi khoa cần phải cung cấp những phương pháp thích hợp cho bố mẹ của trẻ biết để dễ thực hiện.

Các bệnh nhi rất cần sự thoải mái, an toàn trong suốt quá trình làm VCU. Trẻ được phép cầm đồ chơi hay một vật gì đó dễ chịu đối với chúng. Dùng trò chơi điện tử, nghe hát hoặc xem TV hoặc các phương tiện giải trí khác có thể làm cho trẻ quên đi là mình đang phải thực hiện quy trình ghi hình VCU.

PGS.TS. Mai Trọng Khoa , PGS.TS.Trần Xuân Trường

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

Tin liên quan