Thông tin về các ung thư có liên quan tới thuốc lá
- Ung thư phổi là nguyên nhân gây chết do ung thư hàng đầu ở Mỹ đối với cả hai giới nam và nữ. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Ung thư phổi là dạng có khả năng phòng chống được nhất của tử vong do ung thư trong cộng đồng của chúng ta. (Nguồn: Cancer Facts and Figures 2009)
- Đánh giá ung thư phổi năm 2008 (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009):
Số ca mới mắc ung thư phổi: 219,440
Nam: 116,090
Nữ: 103,350
Tử vong do ung thư phổi: 159,390
Nam: 88,900
Nữ: 70,490
- Bên cạnh ung thư phổi, việc sử dụng thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư miệng, các xoang (mũi), thanh quản (hộp âm thanh), hầu (họng), thực quản (đường nuốt), dạ dày, gan, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, và leukemia dòng tủy cấp. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Tại Mỹ, sử dụng thuốc được cho là có vai trò với xấp xỉ 1 trong 5 cái chết hay khoảng 443,600 cái chết sớm được dự tính mỗi năm từ 2000 tới 2004, tổng cộng hơn 2 triệu tử vong qua khoảng thời gian 5 năm. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Sử dụng thuốc lá được cho là nguyên nhân của ít nhất 30% tất cả tử vong do các loại ung thư 87% tử vong do ung thư phổi. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Tiêu thụ thuốc lá trên đầu người ngày nay thấp hơn bất kỳ một thời điểm nào kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ II. Thậm chí như vậy, khoảng 24% nam và 18% nữ vẫn hút thuốc lá, với khoảng 80% những người này hút thuốc hàng ngày. (Nguồn: Cancer Prevention & Early Detection Facts and Figures 2008)
- Hút thuốc lá ở người trưởng thành tuổi từ 18 trở lên giảm xuống 50% giữa 1965 và 2005 – từ 42% xuống 21%; khoảng 43 triệu người Mỹ vẫn hút thuốc. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Năm 1997, gần một nửa (48%) nam sinh trung học và hơn một phần ba (36%) nữ sinh được ghi nhận có sử dụng một vài dạng thuốc lá sợi – thuốc lá, xì gà, hay các sản phẩm từ lá thuốc lá dùng đường miệng – trong tháng trước đó. Phần trăm giảm xuống tới 30% đối với nam sinh và 21% đối với nữ sinh năm 2007. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Mỗi năm, khoảng 3,000 người trưởng thành không hút thuốc chết do ung thư phổi là hệ quả của việc hít phải các khói thuốc từ những người hút. Mỗi năm khói thuốc từ những người hút thuốc lá cũng gây ra khoảng 46,000 cái chết do bệnh tim ở những người mà hiện không hút thuốc lá. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Xì gà chứa nhiều tác nhân gây ung thư giống như đã được tìm thấy trong thuốc lá. Hút xì gà tăng 124% từ 1993 tới 2007. Hút xì gà gây ra ung thư phổi, khoang miệng (mồm), thanh quản (hộp âm thanh), thực quản (đường nuốt), và có khả năng cả tụy. (Nguồn: Cancer Facts & Figures 2009)
- Một nghiên cứu năm 2007 của CDC phát hiện rằng 8% nữ sinh trung học và 19% nam sinh có hút xì gà trong tháng trước đó. (Nguồn: CDC Youth Risk Behavior Surveillance 2007)
- Giữa những người trưởng thành tuổi từ 18 trở lên, dữ liệu quốc gia từ 2004 chỉ ra 6% nam giới và 1% nữ giới là những người đang sử dụng thuốc lá nhai hay thuốc lá bột. Trên toàn quốc, hơn 13% nam sinh trung học Mỹ và 1% nữ sinh trung học đã sử dụng thuốc lá nhai, thuốc lá hít, hay ngậm năm 2007. (Các nguồn: Cancer Facts and Figures 2007, CDC Youth Risk Behavior Surveillance 2007)
- Các sản phẩm thuốc lá sử dụng đường miệng chứa 28 tác nhân gây ung thư (carcinogens). Sử dụng thuốc lá đường miệng là nguyên nhân đã biết của ung thư ở người. Nó tăng lên nguy cơ phát triển ung thư của khoang miệng (mồm) và tụy. (Nguồn: Cancer Prevention & Early Detection Facts and Figures 2008)
- Sử dụng thuốc lá đường miệng có thể dẫn tới phụ thuộc và nghiện nicotine. Nhiều người trẻ tuổi mà dùng thuốc lá đường miệng sau đó bắt đầu hút thuốc.
- Từ 2000 tới 2004, hút thuốc đã tiêu tốn hơn $196 tỷ trong chi phí kinh tế có liên quan tới chăm sóc sức khỏe hàng năm, bao gồm chi phí kinh tế cho các vẫn đề y tế do hút thuốc và mất khả năng sản xuất. (Nguồn: Cancer Facts and Figures 2009)