Aspirin liều thấp 75mg/ngày có thể chống lại bệnh ung thư trực tràng, theo kết quả nghiên cứu bệnh chứng được đăng trên tạp chí Gút vào ngày 15 tháng 9.
Farhat V. N. Din và cs, Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh cho hay: "Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs) giúp giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, liều thấp nhất của NSAID mà có hiệu quả cũng nhưthời gian điều trịvà ảnh hưởng đến thời gian sống thêm không được xác định. Trong một nghiên cứu bệnh - chứng lớn, chúng tôi đã khám phá mối quan hệ giữa liều lượng NSAID, thời gian điều trị, nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và thời gian sống thêm toàn bộ."
Mẫu nghiên cứu gồm 2.279 bệnh nhân ung thư đại trực tràng và 2907 người ở nhóm chứng, họ đều hoàn thành việc trả lời các câu hỏi về chế độ dinh dưỡng và lối sống. NSAID được sử dụng với uống trên 4 viên/tuần trong hơn 1 tháng hoặc uống aspirin liều thấp (75 mg/ngày) hoặc uống NSAIDs không phải aspirin hoặc NSAID bất kỳ. Với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính cho phép tính toán tỷ suất chênh (ORs) có điều chỉnh với các biến nhiễu, với test log-rank và mô hình rủi ro Cox cho phép ước lượng tác động của việc sử dụng NSAID trên tất cả các căn nguyên và tỷ lệ tử vong cụ thể cho bệnh ung thư đại trực tràng.
Sử dụng aspirin liều thấp được báo cáo trên 354 bệnh nhân (15,5%) và 526 người ở nhóm chứng (18,1%). Sự giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng đã được ghi nhận rõ ràng sau 1 năm ở nhóm sử dụng aspirin liều thấp (OR: 0,78; độ tin cậy: 95%; 0,65-0,92; P = 0,004), và với thời gian sử dụng tăng thì sự giảm nguy cơ ngày càng lớn (P xu hướng = 0,004). Sử dụng NSAID bất kỳ hoặc NSAIDs không aspirin cũng có tương quan nghịch đến nguy cơ ung thư đại trực tràng. Không có tác dụng rõ ràng của NSAIDs về thời gian sống thêm với tất cả các căn nguyên (tỷ lệ rủi ro: 1,11; P = 0,22, độ tin cậy: 95%; 0,94-1,33) hoặc thời gian sống thêm cụ thể cho bệnh ung thư đại trực tràng (tỷ lệ rủi ro: 1,01; P = 0,93; độ tin cậy: 95%, 0,83-1,23).
Các tác giả nghiên cứu cho biết thêm: "Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại trực tràng bằng cách sử dụng aspirin liều thấp nhất (75 mg/ngày) chỉ sau 5 năm sử dụng. Sử dụng NSAID trước khi chẩn đoán ung thư đại trực tràng không ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của bệnh."
Hạn chế của nghiên cứu này là thiếu cách đo về nồng độ NSAIDs trong huyết tương và xu hướng hồi quy không có khả năng xác định liệu bệnh nhân có nên tiếp tục uống NSAIDs sau khi được chẩn đoán bệnh hay không.
Tác giả nghiên cứu kết luận thêm: “Aspirin liều cao không phải để bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại trực tràng và mức độ bảo vệ tăng theo thời gian sử dụng. Sử dụng Aspirin liều thấp giúp chống lại bệnh ung thư đại trực tràng, tác dụng này rõ ràng sau 1 năm và tăng đến 10 năm. Hơn nữa, kết quả của chúng tôi được áp dụng đối với toàn dân chứ không chỉ ở nhóm nguy cơ cao với bệnh ung thư đại trực tràng.”
ThS Phạm Cẩm Phương dịch
Theo tác giả Laurie Barclay, Charles P. Vega, EMC 10/2010