Các tác dụng phụ của liệu pháp ức chế Androgen trong ung thư tuyến tiền liệt và các biện pháp phòng ngừa, điều trị
BS Lương Đình Bính, GS.TS.Mai Trọng Khoa, PGS.TS.Phạm Cẩm Phương (Tổng hợp và lược dịch)
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai
Liệu pháp ức chế Androgen là phương pháp điều trị chính ung thư tuyến tiền liệt di căn và thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác ở một số bệnh nhân giai đoạn khu trú tại vùng. Ngoài các tác dụng, liệu pháp ức chế Androgen cũng gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sống thậm chí phải thay đổi phương pháp điểu trị. Các tác dụng phụ của liệu pháp này, cách ngăn ngừa và quản lí sẽ được kể tên dưới đây.
●Mất khả năng tình dục – hầu hết các bệnh nhân có chức năng tình dục bình thường trước đây sẽ mất khả năng tình dục khi được điều trị bằng liệu pháp ức chế Androgen liên tục. Ở bệnh nhân được điểu trị bằng các thuốc chủ vận GnRh thường xuất hiện suy giảm tình dục trong một vài tháng đầu và mất khả năng cương dương sau đó. Khả năng cương dương có thể được phục hồi sau khi sử dụng các thuốc chủ vận GnRH ngắn ngày tuy nhiên thường chậm và không hoàn toàn.
●Loãng xương và nguy cơ gãy xương: liệu pháp ức chế androgen làm tăng chủ chuyển xương và giảm mật độ xương, vì thế làm tăng nguy cơ gãy xương.
•Với các bệnh nhân điều trị liệu pháp ức chế Androgen dài ngày, bổ sung thực phẩm giàu canxi (từ thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung) với lượng 1000 – 1200mg/ngày và 800-1000 UI vitamin D hàng ngày. Giảm các bài tập sử dụng sức nặng cơ thể, giảm các đồ uống chứa cồn và ngừng hút thuốc.
•Ở bệnh nhân không có di căn xương được điều trị bằng liệu pháp ức chế Androgen kéo dài, các chất ức chế hủy xương như bisphosphonate hoặc denosumab có thể làm giảm chu chuyển xương và làm tăng mật độ xương. Được chỉ định để giảm thiểu nguy cơ gãy xương với các bệnh nhân loãng xương (T score <= -2.5 ở cổ xương đùi, toàn bộ khớp háng hay ở cột sống thắt lưng) hoặc nguy cơ gãy xương đùi 10 năm (sử dụng FRAX hay các công cụ khác) trên 3% với gãy xương liên quan đến loãng xương trên 20%.
Liều lượng: denosumab (60 mg tiêm dưới da mỗi sáu tháng)hoặc bisphosphonate (mức độ bằng chứng 2B). Thời gian sử dụng thường chưa rõ có thể lên đến 36 tháng.
●Các bệnh lí tim mạch và tiểu đường.
Các kết quả từ các nghiên cứu quan sát lớn, đa trung tâm gợi ý liệu pháp ức chế Androgen làm tăng nguy cơ mắc bệnh lí tim mạch và tiểu đường nhưng không làm tăng tỉ lệ tử vong do biến cố tim mạch. Tuy nhiên do lợi ích của liệu pháp ức chế Androgen lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ nên việc chỉ định dùng thuốc là hoàn toàn dễ hiểu.
●Giảm lượng cơ và tăng lipid
Việc suy giảm lượng testosterone do sử dụng thuốc làm giảm tỉ lệ nạc cơ thể và tăng mô mỡ dưới da. Hầu hết các biến đổi này đều xảy ra trong 18 tháng đầu điều trị.
●Mất khả năng nhân thức
Ngày càng có nhiều bằng chứng về mố liên hệ giữa liệu pháp ức chế Androgen và mất khả năng nhận thức bao gồm bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác mặc dù các dữ liệu còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, Guideline 2019 của Hiệp hội ung thư người cao tuổi thế giới khuyến cáo trao đổi nguy cơ các bệnh lý nêu trên khi sửa dụng liệu pháp ức chế Androgen.
●Các vấn đề khác
•Cơn nóng bừng. Việc điều trị các triệu chứng về vận mạch hiện chưa rõ ràng. Bệnh nhân có triệu chứng kéo dài nên được điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc hoặc oxybutynin và các hormon ức chế ngược (estrogen, megestrol).
•Thiếu năng lượng – thường một phần liên quan đến thiếu máu hoặc các vấn đề về cảm xúc và nhận thức
•Một số thay đổi trên cơ thể - bao gồm chứng vú to ở nam giới, giảm kích thước tinh hoàn và dương vật, rụng tóc.
•Giảm khả năng nhận thức hoặc suy nhược – mặc dù các dấu hiệu trên thường do tuổi tác hơn là do các thuốc ức chế Androgen.
Mặt dù không có nhiều dữ liệu, các khuyến cáo đều gợi ý các bài tập mức độ trung bình cho các bệnh nhân ung thư – khoảng trên 3 tiếng mỗi tuần.
Tài liệu tham khảo
1.Matthew R Smith, MD, PhD. Side effects of androgen deprivation therapy. Diane MF Savarese, MD. UpToDate
2.Nguyen PL, Alibhai SM, Basaria S, et al. Adverse effects of androgen deprivation therapy and strategies to mitigate them. Eur Urol 2015; 67:825.
Nguồn: ungthubachmai.com.vn