Cải thiện vòng một cho bệnh nhân ung thư vú

Ngày đăng: 16/08/2008 Lượt xem 10236
Trước khi gây hại đến tính mạng, ung thư vú (UTV) đã trở thành kẻ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người phụ nữ. Bởi tác động tâm lý nặng nề, nó có thể khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Với tiến bộ trong điều trị, khả năng cải thiện vòng một đang ngày càng tốt hơn thực sự là niềm an ủi với người bệnh.

Yếu tố nguy cơ

UTV xảy ra khi những tế bào phát triển và nhân lên với số lượng không thể kiểm soát. Chức năng tế bào không hoạt động bình thường sẽ phát triển thành một khối u. Các chuyên gia lưu ý: khối u này có thể là lành tính hay ác tính.

Vì vậy, khi phát hiện một khối u bất thường, điều trước tiên là tìm đến bác sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất. Khối u ác tính hình thành khi các tế bào trong vú trở nên bất bình thường và phân chia không có sự kiểm soát hoặc không theo một trật tự nhất định. Tiếp đó, nếu không được can thiệp, các tế bào bất thường này có thể lan đến các phần khác của cơ thể như xương và gan.

Theo thống kê, cứ khoảng 18 phụ nữ thì có một trường hợp có yếu tố nguy hiểm. Những yếu tố này bao gồm: giới tính (UTV xuất hiện với tỷ lệ cao ở nữ giới); lứa tuổi (ở độ tuổi từ 40 trở lên); đã từng có chỉ định làm sinh thiết vì có dấu hiệu bất thường ở vú; phụ nữ sau 40 tuổi chưa bao giờ mang thai; hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi. Người có kinh nguyệt sớm hoặc muộn cũng cần lưu ý về nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, béo phì, ít vận động, tập thể dục cũng là yếu tố nguy hiểm.

 Theo bác sĩ Wong Wan Hua - Giám đốc trung tâm tư vấn đường dây tư vấn bệnh ung thư CanHope cho biết: Với điều kiện y học hiện có, các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp. Không phải lúc nào UTV cũng đồng nghĩa với việc cắt bỏ vú. Ở các giai đoạn tiến triển bệnh khác nhau, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp: bảo tồn, phẫu thật mở vú và cũng có thể phải cắt bỏ.

 Tuy nhiên, hiện taị, việc phẫu thuật điều trị ung thư vú kết hợp với tái tạo vú đã được thực hiện và ngày càng cải thiện tốt hơn. Các chuyên gia sẽ tư vấn cho bệnh nhân việc lựa chọn: tạo hình vú bằng da tự thân và túi đặt ngực bằng silicon. Da tái tạo có thể được lấy từ vùng da sau lưng hoặc vùng da trước bụng của chính bệnh nhân.

Túi silicon có các kích cỡ phù hợp với vóc dáng mỗi người. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được cấy mô mỡ tự thân (mô mỡ sau lưng, vùng bụng) bù đắp cho phần ngực đã phẫu thuật. Cũng có nhiều "phụ kiện" cho vùng vú bị cắt bỏ sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng một miếng đệm hình vú mềm có hình dáng gần với tự nhiên, đặt vừa vặn bên trong áo ngực.

Tại VN, Viện Bỏng quốc gia và bệnh viện Xanh - Pôn (Hà Nội) đều có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú. Thậm chí, trong trường hợp cần thiết, các chuyên gia có thể thực hiện nuôi cấy da để có đủ lượng da cần để che phủ.   

 - Thể dục thường xuyên, giữ cân nặng ổn định

- Nên sinh con đầu trước tuổi 30

- Cố gắng giảm điều trị bệnh bằng phương pháp hóc-môn thay thế

- Nên tự kiểm tra vú hàng tháng (sau kỳ kinh 7 ngày)

- Từ sau tuổi 40 nên chụp nhũ ảnh mỗi năm hoặc 2 năm/lần để có thể phát hiện bệnh sớm.

- UTV có xét nghiệm hóc-môn dương tính: không nên ăn thực phẩm chế biến từ đậu nành, vì thành phần trong đó có thể khiến tế bào bất thường phát triển nhanh hơn.

- Chất bột: Nên sử dụng các loại ngũ cốc và củ quả (nguyên hạt, chưa qua chế biến).

- Đạm (protein) chiếm khoảng 15 - 18%. Nên ăn trứng, sữa, thịt màu trắng.

- Chất xơ: Cần tiêu thụ tối thiểu 500gr mỗi ngày

- Với bệnh nhân cần hóa, xạ trị, bữa ăn nên cách xa trước và sau đó 4 giờ.

Theo Thanh niên Tuần san

Tin liên quan