Cẩn trọng với chứng u máu ở trẻ

Ngày đăng: 29/10/2010 Lượt xem 9017
Từ đầu năm 2008 đến nay, khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn (Hà Nội) đã điều trị cho hơn 100 trường hợp bệnh nhi bị loét, teo chức năng xung quanh khi được tiêm xơ điều trị bệnh u máu.

Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, việc chẩn đoán nhầm giữa bệnh u máu và bệnh dị dạng mạch đang phổ biến. Và việc tiêm xơ cũng chỉ áp dụng với bệnh dị dạng mạch chứ không áp dụng cho bệnh u máu. Nhiều bệnh nhi đã bị để lại di chứng đáng tiếc sau tiêm xơ.

Loét, teo chức năng xung quanh

Trường hợp cháu bé Vũ Văn P. (Hải Dương) 5 tháng tuổi sau khi điều trị bệnh u máu bằng phương pháp tiêm xơ 3 đợt bị biến chứng loét da, xơ hoá vùng xung quanh.

Theo bác sĩ Phạm Anh Tú, khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn, người điều trị trực tiếp ca này, những biến chứng sau khi tiêm xơ đã hết loét, nhưng những tổn thương xơ hoá xung quanh phần dương vật có thể sẽ để lại những di chứng của chức năng sinh sản trong vòng 10 năm tới.

Cháu Nguyễn Thị X., 13 tháng tuổi (Nam Định) sau khi điều trị u máu bằng tiêm xơ bị loét miệng dưới, không thể ăn, uống được. Các bác sĩ tại khoa Phẫu thuật tạo hình điều trị nội khoa và tạo hình lại cho cháu X.

Theo BS Tú, về bệnh lý u máu không áp dụng phương pháp tiêm xơ để điều trị. Vì phương pháp tiêm xơ chỉ điều trị cho bệnh dị dạng tĩnh mạch. Điều trị u máu chỉ bằng phương pháp nội khoa bảo tồn, tiêm xơ cho những trường hợp u máu không những không có tác dụng mà còn để lại nhiều biến chứng như loét, teo, tổn thương các cơ quan xung quanh vùng u máu...

Cũng theo BS Tú, ngày càng có nhiều bệnh nhân u máu nhập viện, đặc biệt là nhiều bệnh nhân u máu bị biến chứng sau khi tiêm xơ. Phần lớn bệnh nhân u máu rơi vào trẻ nhỏ tuổi từ 6 tháng tới 2 tuổi.
Dễ gây nhầm lẫn

Theo TS Phạm Hữu Nghị, BV TƯQĐ 108, việc điều trị các u mạch máu ở da trẻ em cho đến nay còn nhiều khó khăn. TS Nghị cũng cho rằng, nếu các khối u không nằm ở vị trí các hốc tự nhiên trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, hậu môn hay chảy máu nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bệnh nhân thì phương pháp điều trị bảo tồn (không can thiệp bằng phậu thuật-PV) là tốt nhất.

TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa can thiệp tim mạch, BV TƯQĐ 108 cho rằng, hiện nay còn có sự nhầm lẫn trong việc chẩn đoán giữa bệnh u máu và dị dạng mạch.

Theo TS Trường, hai bệnh này có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, và sự nhầm lẫn nhiều nhất khi điều trị cho bệnh nhân là nhầm từ dị dạng mạch sang u máu. Phương pháp điều trị của hai bệnh này cũng khác nhau...

U máu chủ yếu được điều trị nội khoa bảo tồn. Còn bệnh dị dạng mạch (vascular malformations) nhất là dị dạng động tĩnh mạch, thường có biến chứng nguy hiểm nhất là chảy máu nặng trước và trong phẫu thuật, nên cần được điều trị phối hợp bằng hai phương pháp: tắc mạch và phẫu thuật.

Hầu hết bệnh nhân cần được tắc mạch trước phẫu thuật, và trong đó rất nhiều trường hợp chỉ cần tắc mạch cũng đã có thể điều trị triệt để tổn thương. Cũng theo TS Trường, với các trường hợp u máu, không nên áp dụng quá rộng rãi mà cần chẩn đoán chính xác để có những chỉ định hợp lý, tránh những di chứng đáng tiếc.

Nốt ruồi son cũng là một dạng của u máu

Ths Phạm Quang Thái, Khoa xạ tổng hợp BV K cho rằng: không nên quan niệm rằng tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị vì có một số u máu lớn, ở vị trí đặc biệt có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí cả tính mạng của trẻ.

Theo Ths Thái, cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của u máu. Một số nghiên cứu cho thấy có vai trò kích thích của estrogen trong sự tăng sinh của mạch máu hay thiếu oxy tổ chức cùng với tăng estrogen trong máu lúc sinh là yếu tố kích thích sinh u máu.

Giả thiết của một số nhà nghiên cứu trường đại học Arkansas, Mỹ cho rằng, rau thai của bà mẹ nghẽn mạch tưới máu cho da thai nhi trong thời kỳ bào thai sinh ra u máu.

U máu gồm các dạng như u máu mao mạch, xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu; U máu dạng hang, thường lớn, nhô khỏi mặt da.

Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể; U máu hỗn hợp, thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.

Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son trở thành một mảng hồng đậm màu, có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí.

Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.

Theo TS Phạm Hữu Nghị, BV TƯQĐ 108, việc điều trị các u mạch máu ở da trẻ em cho đến nay còn nhiều khó khăn. TS Nghị cũng cho rằng, nếu các khối u không nằm ở vị trí các hốc tự nhiên trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, hậu môn hay chảy máu nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bệnh nhân thì phương pháp điều trị bảo tồn (không can thiệp bằng phậu thuật-PV) là tốt nhất.

TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa can thiệp tim mạch, BV TƯQĐ 108 cho rằng, hiện nay còn có sự nhầm lẫn trong việc chẩn đoán giữa bệnh u máu và dị dạng mạch.

Theo TS Trường, hai bệnh này có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, và sự nhầm lẫn nhiều nhất khi điều trị cho bệnh nhân là nhầm từ dị dạng mạch sang u máu. Phương pháp điều trị của hai bệnh này cũng khác nhau...

U máu chủ yếu được điều trị nội khoa bảo tồn. Còn bệnh dị dạng mạch (vascular malformations) nhất là dị dạng động tĩnh mạch, thường có biến chứng nguy hiểm nhất là chảy máu nặng trước và trong phẫu thuật, nên cần được điều trị phối hợp bằng hai phương pháp: tắc mạch và phẫu thuật.

Hầu hết bệnh nhân cần được tắc mạch trước phẫu thuật, và trong đó rất nhiều trường hợp chỉ cần tắc mạch cũng đã có thể điều trị triệt để tổn thương. Cũng theo TS Trường, với các trường hợp u máu, không nên áp dụng quá rộng rãi mà cần chẩn đoán chính xác để có những chỉ định hợp lý, tránh những di chứng đáng tiếc.

Nốt ruồi son cũng là một dạng của u máu

Ths Phạm Quang Thái, Khoa xạ tổng hợp BV K cho rằng: không nên quan niệm rằng tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị vì có một số u máu lớn, ở vị trí đặc biệt có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí cả tính mạng của trẻ.

Theo Ths Thái, cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của u máu. Một số nghiên cứu cho thấy có vai trò kích thích của estrogen trong sự tăng sinh của mạch máu hay thiếu oxy tổ chức cùng với tăng estrogen trong máu lúc sinh là yếu tố kích thích sinh u máu.

Giả thiết của một số nhà nghiên cứu trường đại học Arkansas, Mỹ cho rằng, rau thai của bà mẹ nghẽn mạch tưới máu cho da thai nhi trong thời kỳ bào thai sinh ra u máu.

U máu gồm các dạng như u máu mao mạch, xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu; U máu dạng hang, thường lớn, nhô khỏi mặt da.

Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể; U máu hỗn hợp, thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.

Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son trở thành một mảng hồng đậm màu, có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí.

Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.

Tin liên quan