Cảnh báo về bệnh ung thư phổi rất nguy hiểm

Ngày đăng: 04/09/2014 Lượt xem 2360
Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đứng đầu ở nam giới, bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình khoảng 50 tuổi, tuy nhiên có một số ít trường hợp bệnh nhân được phát hiện ở tuổi 30.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về nguyên nhân gây ra căn bệnh này trong nhiều năm qua và trong số các yếu tố nguy cơ tìm thấy thì cho đến nay thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư phổi.

Trong số các chất gây ung thư phổi trong khói thuốc lá phải kể đến 4 – (N – Methyl – N -Nitrosamine) -1- (3 – pyridyl – butanone) là chất đã được chứng minh có khả năng gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 – 40 lần so với người không hút thuốc lá.

Số lượng thuốc lá hút trong 1 ngày, số năm hút thuốc lá liên quan tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc ung thư phổi ở cả những người hút thuốc thụ động (những người hít phải khói thuốc lá thải ra từ người khác). Ngoài thuốc lá ra, một số các yếu tố nguy cơ khác được kể đến đó là khí radon, arsenic, asbestos, beryllium, hydrocar – bones, khí mustard, tia phóng xạ…

Tuy nhiên, thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu và thực tế đây là nguyên nhân có thể phòng tránh được bằng cách không hút thuốc lá hoặc ngừng hút thuốc lá ở những người đang hút thuốc lá.

Phòng để không mắc bệnh ung thư phổi là cách tốt nhất để không bị tử vong vì ung thư phổi là bệnh có tiên lượng xấu, sàng lọc và phát hiện sớm bằng khám lâm sàng, chụp X quang phổi, xét nghiệm tế bào đờm cho các đối tượng có nguy cơ cao có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm hơn, thời gian sống thêm lâu hơn so với bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tuy nhiên ngay cả khi được phát hiện sớm bệnh cũng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn vì vậy cho đến nay chưa có biện pháp sàng lọc phát hiện sớm nào thực sự đem lại hiệu quả hạ thấp tỷ lệ tử vong do căn bệnh này, nên một lần nữa cần khẳng định không hút thuốc lá, ngừng hút thuốc lá là phương pháp phòng bệnh ung thư phổi tốt nhất.

Các biểu hiện của bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường rất nghèo nàn, đôi khi bệnh được phát hiện được do tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh khác. Giai đoạn muộn bệnh có triệu chứng lâm sàng phong phú, dễ chuẩn đoán hơn với các biểu hiện như ho kéo dài, ho khan hoặc ho có máu, đau ngực khó thở, khàn tiếng, gầy sút cân thậm chí có các biểu hiện bệnh đã di căn xa như đau xương do di căn xương, đau đầu, nôn liệt người do di căn não.

Khi có các biểu hiện trên bệnh nhân thường đến viện khám bệnh, sau khi hỏi bệnh các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc ung thư phổi hay không, nếu mắc thì bệnh ở giai đoạn nào, các xét nghiệm thường làm bao gồm: chụp X quang phổi thẳng nghiêng, soi phế quản, sinh thiết u qua nội soi, chụp cắt lớp lồng ngực, sinh thiết u dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp lồng ngực và một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm chất chỉ điểm u… để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh.

Bệnh ung thư phổi được chia thành 4 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u, đặc điểm di căn hạch và có hay không có di căn xa. Giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng quyết định các phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho mỗi bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Bệnh nhân thường được phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo vét hạch sau đó  được điều trị hóa chất, tia xạ bổ xung tùy theo từng trường hợp, ở giai đoạn muộn hơn không còn khả năng phẫu thuật bệnh nhân thường được điều trị tia xạ phối hợp với hóa chất và một số phương pháp khác nhằm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Ung thư phổi có loại khác nhau về đặc điểm bệnh, phương pháp điều trị và cả tiên lượng. Loại ung thư phổi tế bào nhỏ có thời gian sống thêm trung bình từ 9 – 1 1 tháng, tỷ lệ sống thêm 2 năm cho giai đoạn khu trú 40%, giai đoạn lan tràn là 5%.

Loại ung thư phổi không phải chủ yếu vào giai đoạn bệnh, khoảng 57 – 65% bệnh nhân giai đoạn I sống được trên 5 năm, khoảng 38 – 55% bệnh nhân giai đoạn II sống được trên 5 năm, giai đoạn III, IV thời gian sống thêm trung bình chỉ đạt được 8 – 11 tháng.

Thông thường các bệnh nhân ở giai đoạn sớm sau khi phẫu thuật, nếu được điều trị bổ sung tia xạ hoặc hóa chất thì tổng thời gian điều trị khoảng 5 – 6 tháng, sau đó bệnh nhân được ra viện và sẽ được hẹn khám lại định kỳ 3 tháng/ 1lần trong 2 năm đầu, 6 tháng cho 3 năm tiếp theo và hàng năm cho những năm sau đó.

Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, chụp X quang, cắt lớp lồng ngực, siêu âm ở bụng, xét nghiệm chất chỉ điểm u và một số xét nghiệm cần thiết khác để phát hiện bệnh tái phát sớm nhất có thể. Các bệnh nhân sau khi ra viện tốt nhất thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục bình thường, không cần thiết phải ăn kiêng và tuyệt đối nên bỏ thuốc lá.

Theo Tretoday/vietinaviva.vn

Tin liên quan