Máu trắng (phần 2)

Ngày đăng: 21/03/2013 Lượt xem 2926

VI. CHĂM SÓC HỖ TRỢ BỆNH NHÂN BỊ MÁU TRẮNG:

Bệnh ung  thư máu và phương pháp điều trị nó có thể gây ra một số biến chứng và tác dụng phụ. Bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ để ngừa và kiểm soát những biến chứng này cũng như để cải thiện chất lượng sống của họ trong quá trình điều trị. Vì bệnh nhân ung  thư máu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội nên họ cần được cho kháng sinh và một số thuốc khác để phòng ngừa. Những bệnh nhân này nên tránh tiếp xúc với đám đông hay những người đang bị cảm cúm hay đang bị một bệnh nhiễm trùng nào đó. Một khi họ bị nhiễm trùng thì cần phải nhập viện và điều trị kịp thời vì nó có thể trầm trọng.

Thiếu máu và chảy máu cũng là những vấn đề cần chăm sóc nâng đỡ. Truyền hồng cầu có thể giảm triệu chứng khó thở và mệt mỏi do thiếu máu gây ra. Truyền tiểu cầu giúp giảm nguy cơ chảy máu trầm trọng.

Chăm sóc nha khoa cũng rất quan trọng. Ung  thư máu và hoá trị liệu có thể làm cho vùng miệng rất dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám nha khoa tổng quát trước khi bắt đầu hoá trị. Các nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách giữ răng miệng sạch sẽ và tốt trong suốt quá trình điều trị.


VII. ĐIỀU TRỊ MÁU TRẮNG VÀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ:


Việc điều trị ung  thư máu sẽ phá hủy cả tế bào ung  thư máu và tế bào bình thường. Kiểm soát để hạn chế tác động của thuốc lên tế bào bình thường chỉ còn tác động lên tế bào ung  thư máu để giảm tác dụng phụ của thuốc là một việc rất khó thực hiện.

Ðiều trị ung  thư có rất nhiều tác dụng phụ. Chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại phác đồ cũng như thời gian điều trị. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và thậm chí trên cùng một bệnh nhân phản ứng phụ ở đợt điều trị này có thể khác những đợt khác. Nỗ lực của các nhà chuyên môn là giảm tác dụng phụ đến mức tối thiểu.

Các bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ cho bệnh nhân biết và hướng dẫn họ thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay các biện pháp nào khác để đối phó.

Ðiều trị bệnh bạch cầu cấp bằng thuốc

Tác dụng phụ của hoá trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, cũng như các phương pháp trị liệu khác, tác dụng phụ ở mỗi người sẽ khác nhau. Thường thì thuốc chống ung  thư tác động lên các tế bào đang trong giai đoạn phân chia. Các tế bào ung  thư có đặc điểm phân chia nhiều hơn tế bào bình thường nên bị tác động bởi hoá trị liệu nhiều hơn. Tuy nhiên một số tế bào bình thường cũng bị phá huỷ. Các tế bào thường hay phân chia gồm tế bào máu; tế bào ở gốc lông, tóc hay ở đường tiêu hoá thường dễ bị phá huỷ. Khi hoá trị liệu ảnh hưởng lên tế bào bình thường nó sẽ làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân đối với tình trạng nhiễm trùng và bệnh nhân có thể mất năng lượng và dễ bị bầm tím hay chảy máu. Ða số các tác dụng phụ sẽ hết từ từ trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt điều trị và sau khi ngưng điều trị.

Một số loại thuốc chống ung  thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Kinh nguyệt có thể bị rối loạn hay ngưng hẳn và phụ nữ có thể bị triệu chứng mãn kinh như những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Nam giới có thể ngưng tạo tinh trùng. Vì các biến đổi này có thể là vĩnh viễn nên một số đàn ông chọn cách giữ tinh trùng đông lạnh. Hầu hết trẻ em được điều trị ung  thư máu có khả năng sinh sản bình thường khi chúng lớn lên. Tuy nhiên tuỳ theo loại thuốc và liều lượng sử dụng cũng như tuổi mà một số trẻ em trai và gái không thể có con khi họ trưởng thành.

Xạ trị

Bệnh nhân bị xạ trị có thể rất mệt mỏi cho nên nghỉ ngơi là quan trọng nhưng các bác sĩ lại khuyên bệnh nhân vẫn duy trì hoạt động như trước.

Khi được xạ trị trực tiếp lên đầu thì bệnh nhân thường bị rụng tóc. Xạ trị có thể làm cho da đầu tại vùng chiếu xạ bị đỏ, khô, giòn và ngứa. Bệnh nhân nên được hướng dẫn cách chăm sóc da đầu sạch sẽ. Họ không nên sử dụng bất cứ loại nước hoa hay kem thoa lên vùng da chiếu xạ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Xạ trị có thể gây buồn nôn, nôn và mất cảm giác ngon miệng. Những tác dụng phụ này là tạm thời và các bác sĩ và y tá có thể đề nghị cách kiểm soát chúng cho đến khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể kéo dài. T

rẻ em (mà đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi) được chiếu xạ ở não có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Vì lý do này mà các bác sĩ sử dụng liều xạ trị thấp nhất có thể được và chỉ áp dụng cho những trẻ không thể điều trị bằng hoá trị đơn lẻ. Xạ trị tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như việc sản xuất hormon. Hầu hết những bé trai bị xạ trị tinh hoàn không thể có con sau này và trẻ cần phải sử dụng hormon thay thế.

Ghép tuỷ xương

Bệnh nhân ghép tuỷ xương đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và các tác dụng khác do được hoá trị và xạ trị với một liều lượng lớn.

Ngoài ra bệnh ký chủ thải ghép có thể xảy ra ở người nhận tuỷ ghép từ một người khác cho. Trong bệnh này tuỷ của người cho phản ứng chống lại mô của ký chủ (thường là gan, da và đường tiêu hoá). Bệnh này có thể từ mức độ nhẹ đến trầm trọng và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào sau khi ghép (thập chí vài năm sau). Có thể cho thuốc để làm giảm nguy cơ bệnh này và điều trị những biến chứng do nó gây ra.

VIII. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHẬN MÁU TRẮNG:

Một số bệnh nhân ung  thư rất khó ăn uống, họ có thể mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra họ còn mắc phải những biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, đau miệng nên việc ăn uống có thể trở nên khó khăn. Một vài bệnh nhân thay đổi cảm giác đối với thức ăn (nói thêm: có thể trước đây họ thích ăn một loại thức ăn nào đó nhưng bây giờ lại không thích thậm chí thấy sợ loại thức ăn đó nữa). Hơn nữa khi khó chịu và mệt mỏi thì chẳng ai thích ăn uống nữa.

Ăn uống tốt có nghĩa là phải cung  cấp đầy đủ năng lượng và protein để tránh sụt cân và lấy lại sức lực. Những bệnh nhân nào ăn uống tốt trong suốt quá trình điều trị sẽ cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn và họ có thể vượt qua được những tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Các bác sĩ, y tá và các nhà dinh dưỡng có thể tư vấn cho việc ăn uống trong quá trình điều trị ung  thư.

Tái khám đều đặn định kỳ là một việc hết sức quan trọng trong điều trị ung  thư máu. Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để chắc rằng ung  thư không tái phát lại. Kiểm tra bao gồm kiểm tra máu, tuỷ xương và dịch não tuỷ. Mỗi lần kiểm tra bác sĩ phải khám lâm sàng cẩn thận.

Ðiều trị ung  thư có thể gây ra các tác dụng phụ sau nhiều năm. Vì lý do này nên bệnh nhân phải tiếp tục được kiểm tra định kỳ và phải báo những thay đổi về mặt sức khoẻ cho bác sĩ ngay khi nó xảy ra. Sống với một bệnh trầm trọng không phải là việc dễ. Bệnh nhân bị ung  thư và những người chăm sóc họ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thử thách lớn. Nếu được cung  cấp những thông tin hữu ích và các dụng cụ hỗ trợ thì việc đối phó với những khó khăn này sẽ dễ dàng hơn.

Bệnh nhân ung  thư có thể lo lắng về công việc làm, về việc chăm lo cho gia đình hay những trách nhiệm khác. Cha mẹ đứa trẻ bị ung  thư máu có thể lo lắng không biết con họ có thể học hành hay sinh hoạt bình thường hay không, chính những đứa trẻ cũng rất buồn vì không được tham gia những trò chơi với các bạn bè khác. Ngoài ra, những lo lắng về các xét nghiệm, phương pháp điều trị, ăn ở trong bệnh viện cũng như chi phí điều trị là những vấn đề thường gặp. Bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác có thể trả lời những câu hỏi về điều trị, công việc hay các khía cạnh khác. Việc gặp gỡ người làm công tác xã hội, nhà tư vấn hay người làm từ thiện có thể hữu ích cho những bệnh nhân muốn bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình.

Bạn bè và người thân là những người hỗ trợ nhiều nhất. Nhiều bệnh nhân cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi thảo luận những vấn đề của họ với những người bị ung thư khác. Bệnh nhân ung  thư thường thành lập những nhóm tương trợ tại đó họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm về cách đối phó với ung  thư và hiệu quả điều trị với nhau. Ngoài những nhóm tương trợ của người lớn còn có những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em ung  thư hoặc gia đình của họ ở nhiều thành phố. Tuy nhiên một điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng biệt. Việc điều trị và cách tiếp cận với bệnh ung  thư có thể áp dụng được cho bệnh nhân này nhưng lại không đúng cho bệnh nhân khác thậm chí nếu cả hai mắc cùng một loại bệnh ung  thư. Cách tốt nhất là phối hợp thảo luận giữa bạn bè, gia đình bệnh nhân với bác sĩ.

Thường thì những nhân viên hoạt động xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có thể đề nghị những hội, nhóm có thể giúp khôi phục, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ tài chánh, vận chuyển hay chăm sóc nhà cửa cho bệnh nhân.

IX. TƯƠNG LAI CỦA BỆNH NHÂN MÁU TRẮNG:

Các nhà nghiên cứu đang tìm thấy những phương cách tốt hơn để điều trị ung  thư máu và cơ hội hồi phục đang được cải thiện. Một điều hết sức tự nhiên là bệnh nhân ung  thư và gia đình họ rất quan tâm về tương lai của họ. Một số người lấy chỉ số tỷ lệ sống còn và một vài thông số thống kê khác để cố đoán xem bệnh nhân có được chữa khỏi hay còn sống được bao lâu nữa.

Tuy nhiên một quan trọng cần nhớ rằng những thông số thống kê là những trị số trung  bình được lấy từ một dân số lớn bệnh nhân. Chúng không thể được sử dụng để tiên đoán xem điều gì sẽ xảy ra cho một bệnh nhân nào đó vì không có hai bệnh nhân ung  thư nào là giống nhau. Ðiều trị và đáp ứng điều trị rất khác biệt giữa các bệnh nhân ung  thư. Người tiên lượng tốt nhất chính là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân và gia đình nên bình tĩnh để hỏi bác sĩ về tiên lượng bệnh, nhưng họ cần lưu ý rằng thậm chí bác sĩ cũng không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra.

Bác sĩ thường nói về khía cạnh sống còn của bệnh ung  thư và họ có thể sử dụng thuật ngữ thuyên giảm hơn là chữa khỏi. Thậm chí ở nhiều bệnh nhân ung  thư máu được chữa khỏi họ cũng sử dụng thuật ngữ này (tức bác sĩ nói là bệnh thuyên giảm) vì bệnh có thể tái phát trở lại.

Theo camnangbenh

Tin liên quan