Những chất gây ô nhiễm trong nhà

Ngày đăng: 26/08/2009 Lượt xem 1697
Tòa nhà ô nhiễm là khi có một số người làm việc tại đó bị ốm mệt mà không tìm được nguyên nhân. Đa phần sẽ khỏe hơn khi rời khỏi đó. Tuy nhiên, một số chất có thể tích tụ trong người dẫn tới bệnh tật như dị ứng, ung thư...
Chúng ta thường nghĩ tới sự ô nhiễm không khí khi ra ngoài đường nhưng chính không khí trong ngôi nhà chúng ta đang ở cũng bị ô nhiễm:
 
Nấm mốc
 
Nấm mốc có thể tìm thấy ở cả trong nhà và ngoài trời. Chúng phát triển mạnh nhất trong thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí cao và những nơi ẩm ướt. Nếu ngôi nhà bạn đang sống ẩm thấp thì có thể bạn đang chung sống với nấm mốc.
 
Nấm mốc có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hít hay tiếp xúc với nấm mốc hoặc các bào tử nấm mốc sẽ gây ra dị ứng hoặc hen suyễn ở những người có cơ địa nhảy cảm hoặc mang sẵn bệnh. Nó cũng có thể gây các bệnh lây truyền do nấm. Thêm vào đó, nếu nấm mốc quá nhiều sẽ gây kích ứng mắt, da, mũi, họng và phổi.
 
Các loại hóa chất tẩy rửa
 
Bạn tin tưởng rằng ngôi nhà mình đang ở là nơi an toàn nhất. Tuy nhiên, thực tế thì hầu hết các ngôi nhà đều chứa đầy những mối nguy hiểm tiềm tàng.
 
Đó là lò vi sóng, bột giặt, nước lau sàn, sơn tường và cả thuốc trừ sâu. Thậm chí các bức tranh nghệ thuật, các sản phẩm thủ công và cả các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ.
 
Rất nhiều đồ dùng trong nhà có thể gây hại cho trẻ nhỏ, vật nuôi và môi trường nếu không sử dụng hoặc tích trữ. Các chất độc trong các sản phẩm này sẽ gây hại nếu nuốt, hít phải hoặc phơi nhiễm qua da. Phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm độc rất khác nhau. Nếu nhiễm độc nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sự sinh sản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác, thậm chí là tử vong.
 
Để tránh những rắc rối không đáng có này, cần để sản phẩm ở những vị trí thích hợp, và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Cần tới cơ sở y tế ngay nếu hít, nuốt hoặc để các loại hóa chất này tiếp xúc với da.
 
Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại…
 
Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi các vi khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử dụng các chất này, hãy tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn trên sản phẩm, đặc biệt cẩn thận khi trong nhà có trẻ nhỏ.
 
Chất phóng xạ radon
 
Bạn không thể nhìn, ngửi hay cảm nhận được sự có mặt của chất radon nhưng nó hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà bạn đang sống. Radon sinh ra từ sự phân rã phân tử uranium ở trong đất, sỏi và nước. Radon đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở Mỹ.
 
Nồng độ chất radon ở ngoài trời thường thấp hơn trong nhà. Radon có thể xâm nhập vào các ngôi nhà, căn hộ qua các vết nứt ở sàn, tường…. Radon cũng có mặt ở trong nước, đặt biệt là nước ngọt. Xét nghiệm là cách duy nhất cho biết nồng độ chất radon trong nhà.
 
Cacbon monoxide
 
Cacbon monoxide (CO) là chất khí không màu, không mùi nhưng cực kỳ độc hại. Có thể gây bệnh và tử vong ngay lập tức, tùy nồng độ. CO được tìm thấy trong quá khói thải từ ô tô, xe tải, đèn lồng, lò nướng, các loại thiết bị dùng gaz và hệ thống sưởi.
 
Con người sẽ bị ngộ độc khi hít phải chúng với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực, rố loạn nhận thức.
 
Tuy nhiên, rất khó để nói rằng ai đó đang bị ngộ độc khí CO bởi vì các triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Những người đang ngủ hay say rượu có thể tử vong vì ngộ độc CO trước khi có các triệu chứng. Một máy dò CO sẽ cảnh báo cho bạn về mức độ C) trong nhà.
 
Ami-ăng
 
A-mi-ăng dạng sợi nhỏ đến mức bạn có thể không nhìn thấy chúng. Các a-mi-ăng sợi này có thể trôi nổi trong không khí và con người dễ dàng hít phải chúng. Phần lớn lượng a-mi-ăng sẽ được thải ra nhưng một số sẽ mắc lại trong phổi. Theo thời gian, chúng sẽ gây viêm và đe dọa chức năng của 2 lá phổi, gây ra các bệnh tật như bệnh phổi do hít phải a-mi-ăng (gây khó thở); u trung biểu mô (1 dạng ung thư hiếm ảnh hưởng tới phổi hay vùng bụng);  ung thư phổi (diễn tiến của bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và hút thuốc làm tăng nguy cơ).
 
Nhiễm độc chì
 
Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng của trái đất nhưng con người cũng góp phần thải nó vào môi trường thông qua việc sử dụng sơn và dầu mỏ. Chì cũng tìm thấy trong đất ô nhiễm, bụi nhà, nước uống, men gốm và một số nữ trang kim loại.
 
Hít thở, uống ước, ăn các thực phẩm, tiếp xúc với các đồ vật chứa chì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ở người lớn, chì có thể làm tăng huyết áp và gây vô sinh, rối loạn thần kinh, đau cơ khớp. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung và ghi nhớ.
 
Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ nuốt phải lượng lớn chì có thể bị bệnh tiếu máu, đau đầu dữ dội, yếu cơ và liệt não. Nếu bị nhiễm 1 lượng chì nhỏ thì có thể ảnh hưởng tới chỉ số IQ.

Tin liên quan