TS. Trần Hải Bình
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai
Vào một ngày tháng 11/2018, một bệnh nhân trung niên, vàng vọt, xanh xao, mệt mỏi và phù hai chân đã đến khám tại phòng khám của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân được
phát hiện bị viêm gan B hơn chục năm và không điều trị gì, đến tháng
4/2018 thì phát hiện khối u gan phải và chỉ điểm ung thư gan (AFP) trong
máu cao. Bệnh nhân được nút mạch (TACE)
3 lần vào tháng 5/2018, tháng 7/2018 và tháng 9/2018, tuy nhiên khối u
to lên và chỉ số AFP tiếp tục tăng. Bệnh nhân mệt mỏi hơn, ăn kém, xuất
hiện vàng da vàng mắt, phù hai chân. Xét nghiệm tháng 11/2018: Albumin
26 g/l, Bilirubin toàn phần 81 umol/l, GOT 300 U/L, GPT 85 U/L, AFP
60500 ng/ml.
Chẩn đoán tại thời điểm này: Ung thư gan nguyên phát thất bại với nút mạch – Suy gan - Viêm gan B.
Bệnh
nhân được điều trị nội khoa tích cực (bổ gan, lợi mật, thuốc điều trị
virus viêm gan B, bổ sung albumin). Đến tháng 12/2018 xét nghiệm chức
năng gan tốt hơn, bệnh nhân không còn vàng da, hết phù chân, tuy nhiên
trên phim chụp FDG PET/CT toàn thân cho thấy: hình ảnh u gan đa ổ tăng
hấp thu FDG mạnh, tổn thương di căn phổi và di căn xương đa ổ tăng hấp
thu FDG:
Hình
1: hình ảnh PET toàn thân của bệnh nhân chụp tháng 12/2018 cho thấy u
gan lớn và các khối u gan tăng hấp thu FDG mạnh, tổn thương di căn phổi
hai bên và di căn xương đốt sống, xương chậu trái
Chẩn
đoán tại thời điểm tháng 12/2018: Ung thư gan nguyên phát di căn phổi,
xương – Viêm gan B. Bệnh nhân được chỉ định điều trị thuốc Lenvatinib
liều 12mg/ngày, uống hàng ngày. Bệnh nhân phục hồi nhanh, cảm thấy khoẻ
hơn, ăn ngon miệng hơn, tăng cân trong quá trình uống thuốc, hầu như
không quan sát thấy tác dụng phụ nào của thuốc.
Đến
tháng 5/2019 (sau 6 tháng uống thuốc), bệnh nhân chụp lại FDG PET/CT
toàn thân và so sánh với hình ảnh trước điều trị Lenvatinib: khối u gan,
tổn thương di căn hai phổi và xương không hấp thu FDG nữa. Chỉ số AFP
giảm còn 28 ng/ml (BT <10)
Hình
2: Hình ảnh PET toàn thân trước điều trị Lenvatinib (T12/2018) và sau
điều trị (T5/2019): các tổn thương tăng hấp thu FDG đã biến mất.
Bệnh
nhân tiếp tục uống Lenvatinib liều 12mg/ngày. Đến tháng 9/2019, bệnh
nhân quay lại gặp tôi tại phòng khám, không còn hình ảnh một người đàn
ông tiều tuỵ, vàng vọt, mệt mỏi, phù hai chân như cách đây 10 tháng
trước, thay vào đó là một người đàn ông béo khoẻ hơn, da hồng hào, vui
vẻ và tràn đầy hi vọng sống. Xét nghiệm chức năng gan tốt và chỉ số AFP
giảm còn 11,0 ng/ml.
Lenvatinib
là thuốc ức chế Tyrosine kinase (ưu thế ức chế yếu tố tăng trưởng mạch
máu) của khối u, được các nghiên cứu chứng minh hiệu quả trong điều trị
ung thư gan tiến triển, di căn. Tháng 8/2018, thuốc Lenvatinib đã được
Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt trong điều trị
toàn thân cho ung thư gan.
Nguồn: ungthubachmai.conm.vn