Cập nhật thông tin về ASCO 2012

Ngày đăng: 25/07/2012 Lượt xem 3099
ASCO (American Society of Clinical Oncology: Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ) là một tổ chức hội nghề nghiệp có uy tín và ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực phòng chống ung thư không chỉ với Hoa Kỳ mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Tổ chức này được thành lập từ năm 1964, có trụ sở tại thành phố Alexandria, bang Virgina, Hoa Kỳ. Hàng năm, ASCO tổ chức hội nghị một lần về tất cả các lĩnh vực phòng chống ung thư và các hội nghị theo từng chuyên đề khác nhau.
PGS.TS. Mai Trọng Khoa, ThS. Phạm Văn Thái

Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Năm 2012, ASCO tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 48 từ ngày 1- 5/ 6/2012 , tại Trung tâm Hội

nghị Mc Cormick Place, Chicago, Illinois với số nguời tham dự gần 25.000 người.

Đây là một hội nghị có qui mô lớn tập hợp các nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ

và các nước trên thế giới trong chuyên ngành ung thư. Các công trình nghiên cứu

được trình bày và xuất bản trong 2 ấn phẩm của hội nghi là: Journal of Clinical

Oncology (Tạp chí ung thư học lâm sàng) và Educational Book (Sách đào tạo). Sau

đây là tóm tắt các thông tin về hội nghị.


Hình 1: Trung tâm hội nghị Mc Cormick Place, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ nơi diễn ra ASCO 2012

 

Hai ấn phẩm của hội nghi là: Journal of Clinical Oncology (Tạp chí ung thư học lâm sàng) và Educational Book (Sách đào tạo) của ASCO 2012

Bảng 1: Các dạng trình bày của ASCO 2012

Dạng trình bày

Số lượng

Các bài báo dạng nghiên cứu

2.602

Các bài giảng, thuyết trình

140

Các Poster

2.441











Bảng 2: Các công trình nghiên cứu theo chủ đề

Chủ đề

Số lượng báo cáo

Dự phòng và dịch tễ học ung thư

116

Thuốc và     miễn dịch học

123

Thử nghiệm lâm sàng về các thuốc và phương pháp điều trị mới

119

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

138

Chăm sóc và giảm nhẹ triệu chứng

156

Sinh học khối u

136

U hệ thần kinh trung ương

109

UT đầu mặt cổ

103

UT phổi không phải TB nhỏ, UT khác trong lồng ngực giai đoạn tại chỗ, tại vùng và UT phổi TB nhỏ

114

Ung thư phổi không TB nhỏ di căn xa

120

Ung thư vú

321

Ung thư đường tiêu hóa

154

Ung thư đường tiết niệu

118

Ung thư phụ khoa

202

Ung thư da, hắc tố

107

Sarcoma

104

Lymphoma và dòng tương bào

120

Leukemia, RL sinh tủy, ghép tuỷ

144

UT nhi khoa

98

Tổng

2.602


Bảng 3: Các bài giảng, thuyết trình theo chủ đề

Chủ đề

Số lượng

Dự phòng và dịch tễ học ung thư

3

Các phương pháp điều trị mới

7

Thử nghiệm lâm sàng

5

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

4

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng

6

Sinh học khối u

6

Vấn đề đạo đức

6

Công nghệ thông tin và quản lý BN

4

Phát triển nghề nghiệp

4

Gen trong ung thư

1

U hệ thần kinh trung ương

5

Ung thư đầu mặt cổ

5

UT phổi và UT lồng ngực khác

9

UT vú

12

UT đường tiêu hóa

17

UT đường tiết niệu

6

UT phụ khoa

7

Ung thư da, hắc tố

1

Sarcoma

4

Lymphoma và dòng tương bào

6

Leukemia, RL sinh tủy, ghép tuỷ

5

UT nhi khoa

15

UT ở người cao tuổi

2

Tổng

140


Bảng 4: Phân loại các bài báo theo một số chủ đề

Chủ đề

Số lượng

PET, PET/CT, PET/MR

70

Xạ trị điều biến liều (IMRT)

17

Xạ phẫu

11

Gen trong ung thư

314

Điều trị đích

246


 

Trong Hội nghị này, Việt Nam là một trong 7 quốc gia và lãnh thổ châu Á là đối tượng nghiên cứu nằm trong một công trình khoa học được trình bày dưới dạng Poster. Sau đây là tóm tắt nghiên cứu này:

Tên nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu đặc điểm dịch tễ của đột biến gen EGFR ở bệnh nhân châu Á trong ung thư phổi loại biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển

Tác giả: Pan- Chyr Yang, Yuankal Shi, Joseph Siu-Kia Au, Saukar Srinivasan, Gerado H. Cornelio, Chun – Ming Tsai, Sumitra Thongprasert, Karin Heeroma, Itoh Yohji, Mai Trong Khoa

 
Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm về đặc điểm dịch tễ học nhằm:

1.Đánh giá các tỉ lệ đột biến EGFR ở những bệnh nhân mới bị ung thư phổi loại biểu mô tuyến tại châu Á.

2.Đánh giá các yếu tố lâm sàng, nhân chủng học ảnh hưởng đến tỉ lệ đột biến.

Đối tượng nghiên cứu

Tuổi ≥ 20

Giai đoạn: III B, IV

Mô bệnh học: UT biểu mô tuyến

BN mới, chưa điều trị gì

     Bệnh phẩm

- Sau sinh thiết

- Bệnh phẩm sau phẫu thuật

Đánh giá các tình trạng đột biến:

- Vị trí, loại đột biến

- Đột biến dương tính

- Đột biến âm tính

- Không xác định được đột biến

Phương pháp xác định đột biến: kỹ thuật Scorpion ARMS (Kit: Therascreen EGFR RGQ)

-          Các tần số đột biến EGFR được tính toán và so sánh theo các nhóm về đặc điểm lâm sàng và nhân chủng học

-          Sử dụng test c2 và hiệu chỉnh Fisher

-          Các yếu tố ảnh hưởng có P < 0,05 trong phân tích đơn biến được phân tích thêm bằng phương phân tích đa biến Hồi qui Logistic với mức ý nghĩa 1%

Kết quả nghiên cứu:

1482 bệnh nhân từ 7 Quốc gia và lãnh thổ châu Á bao gồm: Trung Quốc , Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Việt Nam,

Giới: Nữ: 43,4 %

Tuổi trung bình: 60 tuổi (17- 94 tuổi)

Không hút thuốc: 52,6 %

Tình trạng đột biến: được đánh giá ở 1450 bệnh nhân. 32 bệnh nhân (2,2%) không được xác định đột biến:

            - 746 bệnh nhân ( 51,4%) có đột biến (+)

- 704 BN (48,6%) không có đột biến

Các yếu tố liên quan đến tình trạng đột biến một cách có ý nghĩa thống kê: Quốc tịch, giới, chủng tộc, tình trạng hút thuốc, khoảng tuổi, di căn (P < 0,01) và giai đoạn bệnh ( P = 0,009)

Bảng 5 : Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo quốc gia và lãnh thổ

Quốc gia và lãnh thổ

Tỉ lệ đột biến EGFR

Việt Nam

64,2% ( 77/120)

Đài Loan

       62,1% (108/174)

Thái Lan

         53,8 % (63/117)

Philippin

52,3 % (34/65)

Trung Quốc

50,2 % (372 /741)

Hồng Kông

47,2 % (76/161)

Ấn Độ

         22,2 % (16/72)


Bảng 6: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo giới

Giới

Tỉ lệ đột biến

Nam

44,0

Nữ

61,1


Bảng 7: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo tình trạng hút thuốc

Tình trạng hút thuốc

Tỉ lệ đột biến EGFR

Không bao giờ hút thuốc

60,7

Hút thuốc nặng (> 50 bao năm)

31,4


Bảng 8: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo giới- tình trạng hút thuốc

Giới-tình trạng hút thuốc

Tỉ lệ đột biến

Nam hút thuốc

37,5 % (113/301)

Nam không hút thuốc

56,5 % (104/184)

Nữ hút thuốc

34,8 % (8/23)

Nữ không hút thuốc

62,0 % (358/577)


Phân tích hồi qui đa biến Logistic

-          Chủng tộc, khoảng tuổi: Là 2 yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng đột biến ( P < 0,01)

-          Giới khi kết hợp với tình trạng hút thuốc: không có ý nghĩa thống kê

Kết luận

-          Tỉ lệ đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô tuyến là 51,4 %

-          Chủng tộc và khoảng tuổi là những yếu tố liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với tình trạng đột biến EGFR

-          Không có sự liên quan giữa giới và tình trạng đột biến khi kết hợp với tình trạng hút thuốc lá.

Tin liên quan