1. U biểu mô - mô đệm bề mặt
Các u biểu mô - mô đệm bề mặt là các u phổ biến nhất của buồng trứng.
1.1. Các u thanh dịch
Mã ICD-O:
Ung thư biểu mô thanh dịch 8441/3
U giáp biên thanh dịch 8442/1
U thanh dịch lành tính
U tuyến nang nhú thanh dịch 8460/0
U tuyến nang thanh dịch 8441/0
U nhú bề mặt thanh dịch 8461/0
U xơ tuyến thanh dịch
U xơ tuyến 9014/0
1.1.1. Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch
Cấu trúc của u thay đổi từ tuyến nhú đến đặc. Các tuyến có hình khe điển hình hoặc không đều và có mật độ tế bào cao. Trong các u kém biệt hoá, các vùng đặc thường lan rộng và bao gồm các tế bào kém biệt hoá đứng thành các dải với các cụm nhú nhỏ được phân cách bởi mô đệm dạng nhày hoặc kính hoá. Có thể có các thể cát với số lượng khác nhau. Mô đệm có thể nghèo nàn hoặc sinh xơ. Ung thư biểu mô thanh dịch có thể chứa các loại tế bào khác như một thành phần tối thiểu (dưới 10%) có thể gây khó khăn cho chẩn đoán nhưng không ảnh hưởng đến diễn biến bệnh.
1.1.2. U giáp biên thanh dịch có vi xâm nhập
U giáp biên thanh dịch có vi xâm nhập là u thanh dịch buồng trứng có tiềm năng ác tính thấp bộc lộ xâm nhập mô đệm sớm, có đặc điểm là sự hiện diện của các tế bào riêng lẻ hoặc các cụm tế bào u về tế bào học giống các tế bào của u không xâm nhập. Có thể có một hoặc nhiều ổ xâm nhập nhưng không ổ nào vượt quá 10mm2.
1.1.3. U giáp biên thanh dịch
Các dấu ấn của u giáp biên thanh dịch phân biệt nó với một u tuyến nang là sự quá sản biểu mô tạo thành các nhú với các trục liên kết xơ phù, các nhú kết hợp với các cụm tế bào bong hoặc bơi trong chất dịch và mức không điển hình của nhân từ nhẹ đến trung bình. U giáp biên thanh dịch được phân biệt với ung thư biểu mô thanh dịch bởi không có xâm nhập phá hủy mô đệm. Các tế bào tăng sinh thay đổi từ các tế bào nhỏ đồng đều với các nhân bắt màu đậm tới các tế bào sáng, có bào tương ưa toan với hoạt động nhân chia thay đổi và nói chung thấp. Các thể cát có thể có nhưng không nhiều như trong ung thư biểu mô thanh mạc.
U thanh dịch giáp biên được chia thành các typ điển hình và vi nhú. Typ điển hình chiếm phần lớn (90%) các u thanh dịch giáp biên và có cấu trúc chia nhánh kinh điển. Các typ vi nhú chiếm một tỷ lệ nhỏ (5 - 10% các u). Typ này có tăng sinh ổ hoặc lan toả của các tế bào trong các vi nhú mảnh, kéo dài với ít hoặc không có mô đệm nâng. Các vi nhú có chiều dài ít nhất gấp 5 lần chiều rộng, phát sinh trực tiếp từ các nhú với các lõi xơ dày (chia nhánh không xếp lớp tạo nên hình ảnh giống \"đầu sứa\"). Hình thái ít phổ biến hơn là dạng mắt sàng và tăng sinh hầu như đặc của các tế bào không dính nhau nằm trên các lõi nhú. Hình thái phát triển ít nhất 5mm liên tục của bất kỳ một trong ba hình thái này là cần thiết để chẩn đoán u giáp biên vi nhú thanh dịch. Có tới 30% các u giáp biên thanh mạc kết hợp với các u trên mặt ngoài buồng trứng và khoảng 2/3 các trường hợp kết hợp với cấy ghép phúc mạc.
1.1.4. U giáp biên bề mặt thanh dịch
Trong biến thể này, các lõi dạng polyp được tạo thành các nhú mảnh với hình ảnh của u giáp biên thanh dịch chiếm mặt ngoài buồng trứng.
1.1.5. U xơ tuyến giáp biên thanh dịch và u tuyến nang
Trong biến thể này, biểu mô phủ của các tuyến và/hoặc nang của u xơ tuyến hoặc u xơ tuyến nang có hình ảnh của u giáp biên thanh dịch thay cho biểu mô lành.
1.1.6. U thanh dịch lành tính
Các u thanh dịch điển hình được lợp bởi một biểu mô giống biểu mô của vòi trứng hoặc ít phổ biến hơn là các tế bào chế tiết không có nhung mao. Có ý nghĩa chẩn đoán đặc biệt là các nang được phủ bởi một biểu mô dẹt, một số có thể là các u thanh dịch lành tính với biểu mô phủ bị bong ra.
1.2. Các u nhầy
Mã ICD-O
Ung thư biểu mô tuyến nhầy 8480/3
U xơ ung thư biểu mô tuyến nang nhầy 9015/3
U giáp biên nhầy 8472/1
U tuyến nang nhầy 8470/0
1.2.1 Ung thư biểu mô tuyến nang nhầy và các u liên quan
Khi không có sự xâm nhập mô đệm rõ rệt, xâm nhập được thừa nhận nếu có các vùng nhú phối hợp hoặc các tuyến áp sát nhau được phủ bởi các tế bào ác tính với ít hoặc không có mô đệm xen kẽ nhận biết được. Để xác định sự ác tính thực sự, các vùng ít nhất phải có diện tích 10 mm2 và ít nhất kích thước của một trong hai cạnh là 3 mm. Thêm vào đó, xâm nhập có thể dưới dạng các tuyến, ống nhỏ, dây hoặc ổ tế bào xâm nhập, mô đệm có thể giống mô đệm của buồng trứng hoặc là mô đệm sinh xơ. Trong nhiều trường hợp có các vùng có vẻ lành tính hoặc giáp biên. Hiếm hơn, các u nhầy chứa các vùng u xơ tuyến nhầy với các tế bào biểu mô ác tính và các ổ xâm nhập mô đệm.
1.2.2. U giáp biên nhầy loại ruột (u nhầy tiềm năng ác tính thấp, loại ruột; u nhầy ác tính giáp biên, loại ruột).
Các vùng giống u tuyến nang nhầy là phổ biến. Trong các vùng giáp biên các tế bào phủ các nang là nhiều lớp (thường không quá ba lớp) và có thể tạo thành các hình nhú nội nang hình ngón tay với mô đệm nâng đỡ tối thiểu. Các nhân lớn hơn với nhiều hình nhân chia hơn trong các u tuyến nang. Có các tế bào hình cốc và đôi khi có các tế bào Paneth. Hình thái chung giống polyp đại tràng tăng sản hoặc u tuyến. Một số hoặc hầu hết các tế bào biểu mô phủ các nang của các u giáp biên typ ruột có thể ác tính về tế bào học và có thể xếp lớp tới bốn hoặc nhiều hơn các lớp tế bào dưới dạng đặc, nhú hoặc dạng mắt sàng.
1.2.3. U giáp biên nhầy giống cổ trong tử cung (u nhầy tiềm năng ác tính thấp, giống cổ trong tử cung, u nhầy ác tính giáp biên, giống cổ trong tử cung, u giáp biên nhầy muller)
Typ u này khác u giáp biên typ ruột trong đó sự phát triển trong nang bao gồm các nhú lớn lồi ra có thể giống như các nhú của u giáp biên thanh thanh dịch. Các tế bào biểu mô phủ các nhú là các tế bào chế nhầy hình trụ và các tế bào tròn có bào tương ưa toan, các tế bào với bào tương ưa toan này thường có hình ảnh lát tầng rõ rệt với các cụm tế bào bị bong ra. Các nhân chỉ không điển hình nhẹ. Trường hợp điển hình có nhiều tế bào viêm cấp trong các nhú hoặc bơi tự do trong khoang ngoài tế bào.
1.2.4. Các u nhầy lành tính
Các u nhầy lành tính bao gồm các u tuyến nang, u xơ tuyến nang và u xơ tuyến. Các u này có chứa các tuyến và các nang được phủ bởi biểu mô trụ nhầy. Sự xếp lớp tế bào là tối thiểu và các nhân thường khu trú ở đáy và chỉ có không điển hình nhẹ của tế bào hoặc không có. Một u nang bì cùng bên gặp trong 3 – 5% các trường hợp. U xơ tuyến nhầy không phổ biến và bao gồm chủ yếu là mô đệm xơ.
1.3. Các u dạng nội mạc
Các u dạng nội mạc là các u của buồng trứng lành tính, tiềm năng ác tính thấp hoặc ác tính giống với các typ khác nhau của các u dạng nội mạc (biểu mô và/hoặc mô đệm) của thân tử cung. Mặc dù nguồn gốc từ một lạc nội mạc tử cung có thể được chứng minh trong một số trường hợp, nó không phải là điều kiện cần thiết cho chẩn đoán.
Mã ICD-O
Ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc loại không đặc biệt 8380/3
Biến thể biệt hoá vảy 8570/3
Biến thể nhung mao 8383/3
Biến thể ưa toan 8290/3
Biến thể chế tiết 8382/3
U xơ ung thư biểu mô 8381/3
U muller hỗn hợp ác tính 8590/3
Ung thư biểu mô tuyến sacôm 8933/3
Sacôm mô đệm dạng nội mạc 8930/3
U giáp biên dạng nội mạc 8380/1
U tuyến nang 8380/0
U xơ tuyến, u xơ tuyến nang 8381/0
1.3.1. Ung thư biểu mô dạng nội mạc
Ung thư biểu mô dạng nội mạc của buồng trứng rất giống ung thư biểu mô dạng nội mạc thân tử cung. Thể biệt hoá cao có các tuyến hình tròn, hình trái xoan hoặc ống nhỏ được phủ bởi một biểu mô nhiều lớp không chế chất nhầy. Có thể gặp dạng sàng hay vi nhung mao. Sự biệt hoá vẩy gặp trong 30 – 50% các trường hợp, thường dưới dạng các phôi dâu, các tế bào vảy lành tính về tế bào học). Việc phân biệt một “ung thư biểu mô nội mạc có biệt hoá vảy” với một u tuyến vảy (u tuyến gai) và ung thư biểu mô tuyến được đặt ra. Sự tụ tập của các tế bào biểu mô hình thoi là một phát hiện ngẫu nhiên trong ung thư biểu mô dạng nội mạc.
1.3.2. Ung thư biểu mô dạng nội mạc đồng thời của buồng trứng và nội mạc tử cung
Ung thư biểu mô dạng nội mạc buồng trứng kết hợp với ung thư biểu mô nội mạc tử cung trong 15 – 20% các trường hợp. Tiên lượng rất tốt trong những trường hợp u giới hạn ở cả hai cơ quan cung cấp bằng chứng chắc chắn là các u này hầu hết là các u tiên phát độc lập phát sinh từ dải muller. ít phổ biến hơn là trường hợp một trong các ung thư biểu mô là di căn của một ung thư biểu mô khác.
1.3.3. U hỗn hợp muller ác tính
Hình ảnh mô bệnh học và các đặc điểm miễn dịch của các u hỗn hợp muller buồng trứng tương tự như các u tương ứng ở tử cung và các u xảy ra ở đâu đó trong hệ thống sinh dục.
1.3.4. U tuyến sacôm
Khoảng một nửa các trường hợp sacôm mô đệm dạng nội mạc kết hợp với lạc nội mạc tử cung hoặc một tổn thương mô đệm nội mạc hoặc của cả hai. Typ tế bào trội của sacôm mô đệm nội mạc gồm các tế bào nhỏ, hình trái xoan, đôi khi có các tế bào thoi với nhân tròn và bào tương hẹp, đôi khi là một bào tương nhạt màu rất khó nhìn thấy. Các tế bào có thể sắp xếp một cách ngẫu nhiên dưới hình thái lan toả hoặc có thể tạo thành các dải tế bào song song giống u xơ. Có thể có các vùng nghèo tế bào với hình ảnh phù rõ rệt. Có thể có các giọt mỡ trong các tế bào u, chúng thường kết hợp với các tế bào bọt. Một dấu ấn của sacôm mô đệm nội mạc là có nhiều các huyết quản thành dày nhỏ giống tiểu động mạch xoắn của nội mạc chế tiết giai đoạn muộn. Các huyết quản thường được vây quanh bởi các vòng xoắn ốc của các tế bào u. Nhuộm sợi liên võng phát hiện các sợi mảnh vây quanh các tế bào u riêng lẻ một cách điển hình. Mật độ tế bào có thể thay đổi rõ rệt trên cùng một mảnh sinh thiết. U có thể bị chia cắt từng phần bởi các băng xơ hình thành các nốt tương đối rõ. Đôi khi có các mảng thoái hoá trong. Đôi khi có các sắp xếp của các tế bào u dạng dây hay dạng đám rối giống hình thái phát triển gặp trong các u của dây sinh dục buồng trứng như các u của tế bào hạt và u vỏ. Trong các vùng này hầu như không có các sợi liên võng. Trong các trường hợp hiếm gặp, các thành phần tuyến có thể xen kẽ nhưng không bao giờ chúng là thành phần trội. ở vùng chu vi của các u có hình thái phát triển xâm nhập điển hình.
Hầu hết các u là độ thấp trong khi khoảng 10% các trường hợp là độ cao và được xếp loại là sacôm buồng trứng kém biệt hoá. Trước đây u có dưới 10 nhân chia cho 10 vi trường phóng đại cao được xếp loại là sacôm mô đệm dạng nội mạc độ thấp trong khi u có 10 nhân chia cho 10 vi trường được xếp loại là u độ cao. Tuy nhiên không có bằng chứng là chỉ riêng tỷ lệ nhân chia làm thay đổi diễn biến bệnh và tất cả các u có hình thái giống u đệm nội mạc phải được xếp loại là sacôm mô đệm dạng nội mạc, trong khi các u không có sự biệt hoá mô đệm dạng nội mạc cần được chẩn đoán là sacôm buồng trứng không biệt hoá. Typ sacôm không biệt hoá này là một u độ cao bao gồm các tế bào trung mô đa hình thái với sự biến đổi rõ rệt về kích thước và hình dạng. Các nhân không điển hình cao với hạt nhân nổi rõ và đôi khi giống sacôm cơ vân và sacôm xơ.
1.6. U giáp biên dạng nội mạc
Ba hình thái mới được mô tả. Phổ biến nhất là bệnh u tuyến xơ. Các đảo của các tuyến dày đặc hoặc các nang được phủ bởi các tế bào biểu hiện sự không điển hình tế bào học độ 1, hiếm khi là độ 3 phát triển trong một mô đệm xơ tuyến. Thường không có xâm nhập mô đệm. Hoạt động nhân chia thường thấp. Dị sản vảy phổ biến và hoại tử có thể phát sinh trong biểu mô dị sản. Hình thái thứ hai là hình thái tuyến vi nhung mao hoặc nhú với các tế bào biểu mô phủ không điển hình tương tự như quá sản không điển hình của nội mạc tử cung nằm trong một nền u xơ. Thể thứ ba có sự kết hợp các hình thái tuyến vi nhung mao với u xơ tuyến. Bất kỳ ở vị trí nào, từ 15% đến trên một nửa số bệnh nhân có lạc nội mạc tử cung ở cùng một buồng trứng cũng như các vị trí ngoài buồng trứng.
1.3.7. U dạng nội mạc lành tính
Chẩn đoán mô học của các u tuyến dạng nội mạc và các u tuyến nang dựa trên sự hiện diện của các tuyến hoặc các nang biệt hoá cao, vẻ lành tính được phủ bởi các tế bào dạng nội mạc có hay không có biệt hoá vảy. Trong biến thể bệnh u xơ tuyến, mô đệm xơ chiếm ưu thế. Mặc dù các u xơ tuyến có thể có mô đệm nội mạc quanh tuyến tối thiểu, các trường hợp trong đó mô đệm nội mạc có mặt khắp tổn thương được xếp loại như lạc nội mạc. Tổn thương sau này có thể có tất cả các hình thái của quá sản nội mạc bao gồm các quá sản có không điển hình.
1.4. Các u tế bào sáng
Các u tế bào sáng có thể là thành phần biểu mô chiếm ưu thế hoặc cũng có thể chứa thành phần xơ chiếm ưu thế. Biểu mô có thể bào gồm một hay nhiều typ tế bào. Các tế bào phổ biến nhất là các tế bào sáng và các tế bào đinh đầu to. Các tế bào khác có thể bao gồm các tế bào hình khối vuông, dẹt, ưa toan hoặc hiếm hơn là các tế bào nhẫn. Hầu hết các u tế bào sáng là ung thư biểu mô và có thể có nền u xơ tuyến. Các u tế bào sáng lành tính và giáp biên hiếm gặp và hầu hết là u xơ tuyến.
Mã ICD – O
Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng 8310/3
U xơ - ung thư biểu mô tế bào sáng 8313/3
U tế bào sáng ác tính giáp biên 8310/1
U xơ tuyến tế bào sáng ác tính giáp biên 8313/1
U tuyến nang tế bào sáng 8310/0
U xơ tuyến nang tế bào sáng 8313/0
1.4. 1. Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng
Các ung thư biểu mô tế bào sáng có các hình thái ống nhỏ nang, nhú và đặc, có thể đơn thuần hay hỗn hợp. Các hình thái phổ biến nhất là nhú, nang và ống nhỏ. Hiếm hơn các u có thể có hình thái lưới giống như hình thái của u túi noãn hoàng. Các dải tế bào đa diện với bào tương rộng được phân cách bởi mô xơ huyết quản mảnh hoặc kính hoá là đặc trưng của hình thái đặc. Hình thái ống nhỏ – nang có đặc điểm là có các ống nhỏ kích thước khác nhau và các u nang được phủ bởi biểu mô hình khối vuông hoặc dẹt và đôi khi có hình ảnh đinh đầu to. Hình thái nhú có đặc điểm là các nhú dày hoặc mỏng có chứa mô xơ hoặc nhiều chất kính. Các typ tế bào phổ biến nhất là các tế bào sáng và các tế bào đinh đầu to. Các tế bào sáng có xu hướng xếp thành các ổ hoặc các khối đặc hoặc phủ các nang, các ống nhỏ và nhú trong khi các tế bào đinh đầu to phủ các nang, ống nhỏ và các cấu trúc nhú. Các tế bào sáng có xu hướng tròn đến đa diện với nhân lệch tâm, thường chứa các hạt nhân nổi rõ. Các tế bào đinh đầu to có bào tương nghèo nàn và nhân tăng sắc hình cầu lồi vào trong lòng các ống nhỏ. Cũng có các tế bào dẹt hoặc hình khối vuông. Đôi khi có các tế bào ưa toan với bào tương rộng, trong một số trừng hợp chúng chiếm phần lớn khối u. Các tế bào hình nhẫn có chứa chất nhầy đặc ở trung tâm của một hốc tạo nên cái gọi là tế bào bia. Các tế bào sáng chứa nhiều glycogen và cũng có thể chứa lipid. Chất nhầy có thể được tìm thấy điển hình trong lòng các ống nhỏ, các nang và nhiều trong bào tương của tế bào nhẫn.
1.4.2. U xơ tuyến tế bào sáng giáp biên
Các u xơ tuyến tế bào sáng giáp biên bao gồm các u trong đó biểu mô không điển hình hoặc có ung thư biểu mô không có xâm nhập. Các u xơ tuyến trong đó các tuyến được phủ bởi biểu mô ác tính tốt nhất nên được xếp vào loại “các u xơ tuyến tế bào sáng giáp biên với ung thư biểu mô nội biểu mô”. Chúng giống như các u xơ tuyến giáp biên, tuy nhiên sự không điển hình của nhân tế bào thường rõ rệt hơn với các chất nhiễm sắc vụn, thô, hạt nhân nổi rõ và tăng hoạt động nhân chia. Đôi khi các ổ nhỏ xâm nhập có thể được xác định và các u này được gọi là vi xâm nhập. Biểu mô thường biểu hiện lát tầng và nẩy chồi, mặc dù cấu trúc nhú không phổ biến. Khi có những khối đặc nhỏ của các tế bào sáng trong mô đệm, cần xác định xem u có xâm nhập hay không.
1.5. Các u tế bào chuyển tiếp
Nhóm u này bao gồm các loại sau:
<!--[if !supportLists]-->(1) <!--[endif]-->Các u Brenner lành tính được phân biệt bởi thành phần mô đệm chiếm ưu thế kèm theo các tế bào chuyển tiếp.
<!--[if !supportLists]-->(2) <!--[endif]-->Các u Brenner giáp biên và ác tính trong đó thành phần u Brenner lành tính kết hợp với một biểu mô tăng sinh mạnh, không điển hình ở mức độ khác nhau nhưng không xâm nhập trong loại giáp biên và xâm nhập mô đệm rõ rệt trong loại ác tính.
<!--[if !supportLists]-->(3) <!--[endif]-->Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp trong đó u tế bào chuyển tiếp ác tính không kết hợp với thành phần lành tính hay giáp biên.
Mã ICD – O
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (không Brenner) 8120/3
U Brenner ác tính 9000/3
U Brenner giáp biên 9000/1
U Brenner 9000/0
1.5.1. Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp