U tế bào mầm ở trẻ em

Ngày đăng: 29/09/2008 Lượt xem 9538
Các u tế bào mầm
Các u tế bào mầm có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
U tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. Kết quả là, hầu hết các u tế bào mầm ảnh hưởng tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, khi một đứa trẻ phát triển, các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng bình thường di chuyển tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể nằm ở các phần khác của cơ thể, nơi chúng có thể phát triển thành khối u. Vị trí phát sinh phổ biến nhất của khối u này là vùng tận cùng của tủy sống (vùng cùng cụt), não, ngực và ổ bụng.
Đôi khi các khối u có các tên khác nhau phụ thuộc vào các đặc trưng của chúng, như u túi noãn hoàng, u tế bào mầm, ung thư biểu mô bào thai, u quái và u quái không trưởng thành. Chúng có thể là không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính). Các khối u ác tính có khả năng phát triển và lan tràn tới phần khác của cơ thể. Các u lành tính không lan tràn nhưng có thể gây ra các triệu chứng do sự chèn ép vào mô gần kề và các cấu trúc của cơ thể. Thái độ điều trị các u quái không trưởng thành nằm giữa u lành tính và u ác tính, ví dụ chúng có thể lan vào trong ổ bụng nhưng không lan xa ngoài vùng này và có thể cắt bỏ được bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân của u tế bào mầm không rõ.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng phụ thuộc vào nơi các u phát triển, nhưng thường khi một khối u xuất hiện có thể hoặc được sờ thấy hoặc dẫn tới các triệu chứng khác.
Chẩn đoán u tế bào mầm như thế nào
Có nhiều xét nghiệm và thăm dò cần được làm để chẩn đoán u tế bào mầm. Nó có thể là việc lấy một mẫu tế bào từ khối u (sinh thiết) vì điều này sẽ giúp cho bác sĩ xác định xem nó có phải là u ác tính hay không. Chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp xác định vị trí chính xác của khối u trong cơ thể. Chụp X-quang ngực có thể cần được làm để xem có một khối u ở trong phổi không.
Các u tế bào mầm thường sản xuất ra các protein có thể đo được trong máu. Các protein này đôi khi được biết như các dấu ấn u. Chúng có thể là AFP (alpha protein bào thai) và HCG. Các mức protein này sẽ được kiểm tra khi khối u được chẩn đoán và được kiểm soát trong và sau điều trị.
Chia giai đoạn
Giai đoạn của một ung thư là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả về kích thước và xem nó đã lan xa vị trí ban đầu chưa. Biết loại đặc biệt và giai đoạn bệnh của khối u giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thường ung thư được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: khối u nhỏ và chưa lan tràn
- Giai đoạn 2 và 3: khối u lớn hơn và đã lan vào cơ quan gần kề.
- Giai đoạn 4: ung thư đã lan vào các phần khác của cơ thể,.
Ung thư đã lan tới các phần xa của cơ thể và hình thành khối u mới được gọi là ung thư thứ phát hoặc di căn.
Điều trị
Điều trị u tế bào mầm tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm kích thước, vị trí và giai đoạn của khối u và thường bao gồm hoặc phẫu thuật hoặc điều trị hóa chất hoặc kết hợp cả hai.
Nếu khối u có thể cắt bỏ được bằng phẫu thuật. Phương pháp này điều trị khỏi hoàn toàn khối u lành tính. Nó có thể cần thiết để cắt bỏ tinh hoàn hoặc buồng trứng nếu đây là nơi khối u phát triển đầu tiên.
Nếu khối u là ác tính và có thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, không cần điều trị thêm hóa chất trừ khi khối u phát triển trở lại. Nếu khối u không thể cắt bỏ sớm hoặc đã lan tràn, cần điều trị thêm hóa chất. Các khối u tế bào mầm rất nhạy cảm với hóa chất. Điều trị hóa chất là sử dụng các thuốc chống ung thư (độc tế bào) để phá hủy các tế bào ung thư. Nó thường được tiêm hoặc truyền vào trong tĩnh mạch. Sự kết hợp các thuốc thường được sử dụng 3 tuần một lần trong 3-5 tháng, tùy thuộc vào vị trí khối u, mức AFP và khối u đã lan tràn hay chưa.
Các tác dụng phụ của điều trị
Điều trị thường gây ra các tác dụng phụ. Các bác sĩ sẽ nói với cha mẹ của bệnh nhi về các tác dụng phụ này trước khi bắt đầu điều trị. Phương pháp phẫu thuật sẽ được lên kế hoạch đối với từng bệnh nhân để cố gắng giảm bất kỳ một tai biến nào có thể xảy ra. Các tác dụng phụ của điều trị hóa chất sẽ phụ thuộc vào các thuốc được sử dụng bao gồm:
- Rụng tóc
- Giảm số lượng tế bào máu do tuỷ xương sản xuất ra, nó có thể gây thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu và vết thâm tím.
- Ăn không ngon miệng và sút cân.
- Nôn và buồn nôn.
- Mệt mỏi
- Ỉa chảy
Hầu hết các tác dụng phụ là tạm thời và có các cách để làm giảm các tác dụng phụ và hỗ trợ trẻ bị bệnh vượt qua các tác dụng phụ này.
Các tác dụng phụ muộn
Khoảng >4/5 trẻ em bị u tế bào mầm sẽ được chữa khỏi.
Một số nhỏ trẻ có thể bị các tác dụng phụ muộn, đôi khi hàng năm sau. Các tác dụng phụ này bao gồm các vấn đề có thể xảy ra về mất chức năng nghe, chức năng thận và chức năng hô hấp. Các bác sĩ hoặc y tá của bệnh nhi sẽ giải thích về bất kỳ một tác dụng muộn nào có thể xảy ra.
Nếu chỉ một buồng trứng hoặc một tinh hoàn được cắt bỏ, đứa trửe vẫn có khả năng có con.
Các thử nghiệm lâm sàng
Ở một số nước, nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cách tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với trẻ bị ung thư. Nhóm nhân viên y tế điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó phù hợp với con của họ.
Theo dõi
Trong và sau khi điều trị, đứa trẻ bị bệnh sẽ tiếp tục được xét nghiệm máu đều đặn để kiểm tra mức AFP và HCG. Nếu các mức này tăng, điều này có nghĩa là khối u có thể quay trở lại và cần được điều trị bổ sung.
Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất là thảo luận với bác sĩ của họ, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.
Trẻ em bị bệnh có một chuỗi các cảm xúc về bệnh ung thư của chúng.

Tin liên quan