Ca lâm sàng: Hiệu quả của kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn xa

Ngày đăng: 12/12/2022 Lượt xem 1722

Ca lâm sàng: Hiệu quả của kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn xa

GS. TS. Mai Trọng Khoa, ThS.Bs. Nguyễn Xuân Thanh, Bs.Trương Thị Thùy An

Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai 

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính rất phổ biến đứng thứ 5 về số ca mắc mới (theo GLOBOCAN 2020) với xu hướng ngày càng gia tăng về tỉ lệ mắc. Khoảng 20-30% số bệnh nhân mới được chẩn đoán đã có di căn xa. Mặc dù có tỉ lệ di căn đáng kể, tỉ lệ sống 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư đại trực tràng đã được cải thiện nhiều trong 4 thập kỷ qua.

Hóa trị liệu đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn, đem lại lợi ích cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra một số phác đồ mới trong điều trị ung thư giai đoạn di căn, cùng với sự xuất hiện của những thuốc điều trị nhắm trúng đích đã góp phần cải thiện đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.

Các kháng thể đơn dòng (Bevacizumab, Cetuximab…) là các thuốc điều trị nhắm trúng đích có tác động đặc hiệu lên các thụ thể khác nhau (VEGF, EGFR) đã được Bộ Y Tế Việt Nam phê duyệt cho chỉ định điều trị Ung thư đại trực tràng giai đoạn di căn (mCRC). Kể từ khi được phê duyệt, nhóm thuốc này đã trở thành một lựa chọn điều trị tiêu chuẩn kết hợp với hóa trị liệu cho bệnh nhân Mcrc. Qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các thuốc kháng thể đơn dòng có thể giúp cải thiện thời gian sống còn toàn bộ (OS) của người bệnh sau điều trị lên đến 20-24 tháng.

 Sau đây là một trường hợp ung thư ung thư giai đoạn di căn được điều trị hiệu quả bằng sử dụng kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai:

Bệnh nhân: Nguyen Thi H. 60 tuổi, quê quán Bắc Ninh.

Ngày vào viện: 10/04/2019.

Lý do vào viện: đi ngoài phân lỏng.

                Bệnh sử: Vài tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân thấy đi ngoài phân lỏng, kèm theo mệt mỏi mức độ nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân không khó thở, không đau ngực, không sốt, mọi sinh hoạt vẫn gần như bình thường. Bệnh nhân tự đi nội soi đại trực tràng kiểm tra định kỳ: kết quả đại tràng phải có tổn thương sùi vào lòng đại tràng. Qua tìm hiểu, gia đình đưa bệnh nhân đến Trung tâm YHHN&UB BV Bạch Mai để khám và điều trị.

Khám lâm sàng:

+ Đi ngoài phân lỏng ngày 3-4 lần; không có nhầy hay máu.

+ Bụng không đau.

+ Bụng mề, không chướng

+ Nghe phổi: rì rào phế nang hai bên rõ, không có rale, không thấy có dấu hiệu tràn dịch, tràn khí màng phổi.

+ Các cơ quan bộ phận khác chưa thấy dấu hiệu bất thường.

Cận lâm sàng:

  • Công thức máu: HC 4,1T/L; HB 134G/L; TC 248G/L; BC 7,4 G/L (N:5,3 G/L).
  • Sinh hoá máu: chức năng gan thận bình thường, CEA=1,71 ng/ml;

CA19-9=256,5 U/L.

Chẩn đoán hình ảnh:

-          Nội soi đại tràng: có khối sùi vào long đại tràng phải kích thước 2,1x1,8x1,9cm.

          Bệnh nhân được tiến hành bấm sinh thiết cho kết quả:

Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Xét nghiệm đột biến gen KRAS, BRAF(-).

 

-          Chụp PET/CT:

3691 anh 1

Hình 1.1. Khối đại tràng phải, kích thước: 3x4cm, SUV=7,9.

3691 anh 2

Hình 1.2. Hạch ổ bụng đường kính: 0,6cm, SUV=2,9.

3691 anh 3

           Hình 1.3.Nốt di căn phổi kích thước: 0,5cm, SUV=1,6.

3691 anh 4 

Hình 1.4. Di căn gan kích thước: 3x4cm, SUV=6,9.

Chẩn đoán xác định: Ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải, di căn hạch ổ bụng, di căn gan, phổi T3N1M1, BRAF, KRAS (-).

  • PHÁC ĐỒ CỤ THỂ: Folfox 4 + Bevacizumab

Oxaliplatin 85mg/ mtruyền tĩnh mạch ngày 1

Leucovorin 200mg/ m2   truyền tĩnh mạch ngày 1,2

5FU 400mg/m2   truyền tĩnh mạch bolus ngày 1,2

5FU 12000mg/ m2   truyền tĩnh mạch chậm trong 22h ngày 1,2

Bevacizumab 5mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 1

       Tình trạng bệnh nhân sau 6 chu kỳ hóa trị:

-   Tỉnh táo, mệt mỏi, không đau, không sốt, không khó thở

-   Chất chỉ điểm khối u tăng: CEA: 2,1 ng/ml, CA 19-9=45,8 U/L

-   Các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường

Hình ảnh PET/CT so sánh trước và sau 6 chu kỳ hóa trị:

 3691 anh 5

       Hình 2.1. Hình ảnh PET/CT trước điều trị: có khối u đại tràng phải tăng hấp thu FDG.

3691 anh 6 

     Hình 2.2. Sau 6 chu kỳ hóa trị: Không thấy hình ảnh khối u đại tràng phải tăng hấp thu FDG.

 3691 anh 7

Hình 2.3Sau 6 chu kỳ hóa trị: Không thấy hình ảnh hạch ổ bụng tăng hấp thu FDG.

 3691 anh 8 

Hình 2.4. Trước điều trị: Nốt mờ phổi phải

3691 anh 9 

 Hình 2.5. Sau điều trị: không thấy nốt mờ phổi

3691 anh 10 

  Hình 2.6. Trước điều trị: U gan HPT VII KT: 3x4cm, SUV=7,4.

3691 anh 11

Hình 2.7. U gan phải sau hóa trị kích thước: 2x3cm, SUV=4,1.

Bảng so sánh sau 6 chu kỳ hóa trị:

 

So sánh

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU 6 CHU KỲ

HÓA TRỊ

Lâm sàng:

Đi ngoài phân lỏng

không

Chỉ điểm ung thư

CA 19-9=256,5 U/L

CA 19-9=45,8 U/L

PET/CT

PET/CT

PET/CT

U nguyên phát

U đại đàng phải tăng FDG mạnh.

Không thấy tổn thương đại tràng phải

U gan di căn

Kích thước 3x4cm; SUV=7,9

Kích thước 3x2cm; SUV=4,1

Di căn hạch ổ bụng

Không

Nốt di căn phổi phải

Không

Như vậy sau 6 chu kỳ hóa trị kết hợp Bevacizumab: các tổn thương u nguyên phát, di căn hạch ổ bụng, nốt di căn phổi đã không còn, chất chỉ điểm khối u CA 19-9 giảm. Tuy nhiên tổn thương di căn gan vẫn tồn tại và kích thước tổn thương gan đã thuyên giảm còn 2x3cm.

Tóm lại: Bệnh đáp ứng một phần.

Hướng điều trị tiếp theo:

-   Tiếp tục hóa trị 6 chu kỳ FolFox 4 phối hợp Bevacizumab.

-   Xử trí u gan:

+ Hội chẩn hội đồng giáo sư tại TT Y học hạt nhân và Ung bướu xét phẫu thuật cắt bỏ, đốt sống song cao tần hoặc xạ trị chiếu trong bằng hạt vi cầu phóng xạ.

Như vậy, Phác đồ hóa chất có kết hợp với thuốc trúng đích dạng kháng thể đơn dòng kháng yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn xa.

Nguồn: ungthubachmai.com.vn

Tin liên quan