Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên

Ngày đăng: 26/08/2008 Lượt xem 11854
Ung thư không tự nhiên sinh ra, cũng không phát triển thình lình mà là kết quả của một sự tương tranh dai dẳng giữa hệ miển dịch của cơ thể đã bị suy yếu và quá trình tiếp xúc lâu dài với các nhân tố gây ung thư. Do đó chống ung thư cũng phải dựa vào cơ chế đối kháng nầy. Một mặt tăng cường hệ miển dịch và ngăn chận ung thư bằng các chất chống oxy hoá từ rau quả và ngủ cốc, mặt khác cần giảm bớt hoặc chấm dứt hẳn việc phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư.


Lương y VÕ HÀ
Tương quan chính và tà trong cuộc chiến chống ung thư trong cơ thể

Thông thường, các tế bào trong cơ thể đều có một tuổi thọ nhất định và bị chi phối bởi một quy luật chung.  Sinh ra, phát triển và hư hoại.  Khi một tế bào chết đi sẽ  được thay thế bởi một tế bào mới sinh ra.  Quá trình phát triển ổn định và có giới hạn nhằm duy trì hoạt động sống của mọi tổ chức, cơ quan trong cơ thể.  Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, do sức đề kháng của cơ thể suy yếu và dưới tác động lâu dài của nhân tố gây ung thư, một số tế bào phát triển bất thường, sinh sôi tràn lan, gia tăng không hạn chế trở thành tế bào ung thư, khối u ung thư.  Tuỳ theo vị trí của khối u, sự phát triển bất thường nầy có thể xâm lấn, chèn ép hoặc phá huỷ cơ cấu hoặc làm rối loạn công năng của các cơ quan.

Theo các nhà khoa học, dù chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra ung thư nhưng chúng ta đã biết được hàng loạt nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến ung thư.  Những tác nhân gây ra ung thư có thể là rượu, khói thuốc, bức xạ, ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những thức ăn thức uống bị nhiễm hoá chất độc hại trong quá trình nuôi trồng hoặc chế biến, vận chuyển, bảo quản.  Ung thư phát triển qua nhiều giai đoạn.  Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài nhiều năm trời, thậm chí 10 năm, 20 năm hay hơn nửa trước khi khối u to lớn đủ để được phát hiện.  Sự phơi nhiễm các yếu tố gây ung thư cũng không phải trong một gian đoạn ngắn .  Chẳng hạn đối với bệnh ung thư vú, một loại ung thư thường gặp ở nử giới, Bác sĩ John Muir, một chuyên gia về ung thư ở Trung Tâm Y khoa Walnut Creek, California cho rằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của loại ung thư nầy và “thực phẩm mà mà người bệnh ăn uống trong khoảng một năm trước khi được chẩn đoán có thể không có ý nghĩa bằng những loại thực phẩm mà họ sử dụng trong suốt 10 hay 20 năm trước đó.”   Ngoài ra, những người khoẻ mạnh đều có thể đã trải qua một đôi lần có sự phát triển rối loạn của những tế bào bất thường –tương tự như sự phát triển của tế bào ung thư- Tuy nhiên, những lúc đó sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đã vượt thắng, khống chế và tiêu diệt chúng trước khi những tế bào nầy có điều kiện chuyển biến thành tế bào ung thư.

Những điều trên đã cho thấy ung thư không tự nhiên sinh ra, cũng không phát triển thình lình mà là kết quả của một sự tương tranh lâu dài giữa hai thế lực chánh và tà.  Chánh là hệ thống phòng vệ của cơ thể.  Tà là chỉ những tác nhân gây ra ung thư.  Trong quan hệ giữa chính khí và tà khí, Đông y cho rằng khi chính khí thắng tà khí tất sẽ rút lui và con người sẽ không còn bệnh tật.  Do đó, nếu ta có thể thông qua luyện tập dưỡng sinh, thông qua chế độ ăn uống để vừa tăng cường được chính khí lại vừa giảm bớt hoặc chấm dứt hắn việc bị phơi nhiễm tà khí thì việc bảo đảm thắng lợi trong cuộc chiến chống ung thư chỉ là một quy luật tự nhiên.

Tăng cường hệ thống phòng vệ cơ thể bằng chế độ ăn uống có nhiều chất chống oxy hoá

Trong 2 thập niên qua, các nhà khoa học đã đặc biệt quan tâm đến những hậu quả của những gốc tự do gây ra cho cơ thể và xem việc bổ sung những chất chống oxy hoá từ nguồn thực phẩm tự nhiên như là biện pháp chủ yếu để nâng cao sức miển dịch trong việc phòng chống bệnh tật bao gồm cả bệnh ung thư.

Cơ chế gây lão hoá và suy giảm hệ miển dịch của những gốc tự do

Bình thường, oxy tham gia vào quá trình chuyển hoá để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động.  Tuy nhiên có khoảng một vài phần trăm oxy tham gia vào quá trình này đã không tạo ra năng lượng mà tạo ra các gốc tự do.  Có thể nói gốc tự do là một loại sản phẩm không hoàn hảo trong chu trình biến dưỡng bình thường của cơ thể.  Gốc tự do càng gia tăng nhiều hơn trong điều kiện ăn uống hoặc sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc lá, bức xạ hoặc những hoá chất độc hại hoặc căng thẳng tâm lý.  Về mặt hoá học, gốc tự do là những thành phần phân tử có những nguyên tử bị thiếu mất l điện tử ở vòng ngoài cùng.  Do đó, phân tử nầy có khuynh hướng di chuyển tự do để chiếm đoạt một điện tử của một phân tử khác để tự ổn định.  Như vậy điều nguy hiểm của gốc tự do không phải là huỷ diệt tế bào mà là làm tổn thương tế bào để đến phiên tế bào bị tổn thương -một gốc tự do mới- lại oxy hoá một tế bào khác và phản ứng dây chuyền cứ tiếp tục xảy ra.  Qua cơ chế nầy, các gốc tự do đã tham gia phản ứng với các chất hửu cơ gây tổn thương màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa tế bào với bên ngoài và nguy hiểm hơn, các gốc tự do có thể làm thay đổi cấu trúc gen của tế bào.  Do đó các gốc tự do là mầm mống quan trọng dẫn đến nhiều thứ bệnh tật khác nhau như tim mạch, parkinson, alzheimer và cả ung thư.

Rau quả có màu xanh đậm, vàng hoặc đỏ là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá và ngăn chận ung thư quan trọng

Điều may mắn là thiên nhiên đã có sẳn một cơ chế để kềm hảm sự phảt triển của những gốc tự do.  Đó là những chất chống oxy hoá được cung cấp từ các loại rau quả và ngủ cốc trong tự nhiên.  Có hàng ngàn chất chống oxy hoá khác nhau. Chúng thuộc 2 nhóm chính, nhóm flavonoids và nhóm phytochemicals.  Những chất chống oxy hoá ngoài tác dụng trung hoà các gốc tự do bằng cách nhường một điện tử của mình cho chúng qua đó có thể cắt đứt phản ứng dây chuyền, ngăn chận tổn thương DNA do các độc chất gây ra còn có thể khống chế sự phát triển của tế bào ung thư.  Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về tác dụng kỳ diệu của những chất chống oxy hoá.  Nhiều sinh tố và khoáng chất là những chất chống oxy hoá.  Các chất quan trọng nhất là sinh tố A, beta caroten (một sắc tố thực vật sẽ được cơ thể chuyển hoá thành sinh tố A), sinh tố C, E, khoáng chất selenium.  Thứ đến là sinh tố B2, kẻm, đồng, magnesium, co-enzym Q10, các carotenoids lutein và lycopen.  Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho biết ăn rau quả nhiều có thể giúp chống lại các loại ung thư, nhất là 2 loại ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.  Các nhà khoa học đặc biệt lưu ý đến bông cải và các loại cải bắp.  Những loại thức ăn nầy đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư vú cho những phụ nử sắp mãn kinh.  Bông cải có chứa nhiều sinh tố C, acid folic, potasium, nhiều carotenoids và chất indole-3-carbinol, một chất cần thiết cho sự chuyển hoá các hormone sinh dục.  Cải bắp có nhiều sinh tố B1, C, E, acid folic, caroten và S-methylmethionine, một chất có tác dụng kháng viêm.  Bông cải và các loại cải bắp còn có hàm lượng chất isothiocyanates, một loại phytochemical có tác dụng hoạt hoá một số enzym có khả năng làm vô hiệu hoá những hoá chất gây ra ung thư.  Một báo cáo của trường đại học Illinois còn cho biết một loại isothiocyanate được tìm thấy trong các loại bắp cải và bông cải có tên là sulphoraphane có tác dụng ngăn chận sự phát triển của tế bào ung thư ở giai đoạn cuối.  Qua nghiên cứu chế độ ăn của 20.000 người, những nhà nghiên cứu thuộc viện ung thư quốc gia Mỷ ở Maryland cho biết những người ăn nhiều bông cải có thể giảm nguy cơ  ung thư tiền liệt tuyến từ 45% đến 52%.  Bông cải, cải bắp, các loại rau xanh, những loại đậu và những sản phẩm từ đậu nành còn có nhiều acid folic, một chất chống oxy hoá rất thiết yếu cho cơ thể.  Acid folic là một yếu tố quan trọng trong sự phân chia và phát triển tế bào mới, trong sự tổng hợp DNA, sản xuất enzym và sinh ra hồng cầu.  Acid cũng đặc biệt hiệu quả để chống lại các vết loét trong giai đoạn tiền ung thư.  Về tầm quan trọng của acid folic trong việc chống ung thư, Tiến sĩ Judith Christman, trường Đại học Nebraska cho biết “Khi thức ăn thiếu acid folic, cơ cấu DNA của tế bào sẽ bị phá vở.  Lúc đó, các tế bào sẽ phát triển trên cơ sở những thông tin sai lầm của cấu trúc mới nên ung thư  xảy ra.” 

Nhiều loại rau qủa khác cũng có tác dụng ngăn chận sự phát triển của các loại ung thư ruột già, ung thư vòm họng,  ung thư phổi hoặc bao tử. Nhiều nghiên cứu đã đưa đến những kết quả giống nhau về những loại rau quả, củ có lá màu xanh đậm, màu vàng hoặc màu đỏ như cà chua, bông cải, cà rốt, sơ ri, gấc , bí đỏ, dưa hấu, khoai lang …Những loại rau quả nầy đều có khả năng làm giảm nguy cơ các loại ung thư.  Riêng trong quả gấc, những nghiên cứu của công ty  San Eigen FFI, một công ty phẩm màu hàng đầu của Nhật bản đã cho biết ngoài hàm lượng rất cao chất caroten, gấc còn có tỷ lệ chất lycopen cao gấp 10 lần so với rau quả thông thường.  Lycopen có trong cà chua, dưa hấu, dưa hồng, là hợp chất có tác dụng kềm hảm sự lan toả của tế bào ung thư.

Những nhà khoa học trường Đại học Ohio, Mỷ còn đặc biệt lưu ý đến những hợp chất tạo màu sắc sậm trong rau quả.  Những thí nghiệm trên chuột và người đều cho thấy chất tạo màu sẫm  có hợp chất anthocyanin trong các loại rau màu đỏ, màu tía và màu xanh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.  Chẳng hạn, chất anthocyanin trong cà rốt và củ cải, quả dâu tây có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư từ 50 đến 80%.

Ngoài ra, tập quán uống trà cũng có ảnh hưởng tốt đến việc phòng chống ung thư.  Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Weisburger, cả trà xanh và trà đen đều có hàm lượng cao những chất phytochemicals là  những chất chống oxy hoá có khả năng hoá giải những gốc tự do và ngăn chận tổn thương tế bào do khói thuốc lá hoặc những độc chất hoá học.  Mới đây, một thí nghiệm khoa học tại trường Đại học Arizona, Mỷ do Tiến sĩ Sherry Chow chủ trì cũng cho thấy trà xanh có nhiều hoạt chất epigallocatechin gallate, một chất chống oxy hoá.  Những người uống từ 8 đến 16 tách trà xanh mỗi ngày có thể bổ sung một lượng chất epigallocatechin gallate đủ để làm gia tăng đến 80% loại enzym GST, một enzym có tính năng giải độc và chống ung thư.  GST có khả năng biến đổi những phân tử gây ung thư thành những phân tử trơ không ảnh hưởng đến chất liệu cấu tạo di truyền DNA.  Người ta cho rằng những dân tộc châu Á như Trung quốc, Nhật bản có tỷ lệ tim mạch và ung thư thấp hơn so với người Âu Mỷ một phần có thể là nhờ vào tập quán hay uống trà.

Vậy liệu ăn bao nhiêu thì đủ. Theo khuyến cáo của các chuyên viên dinh dưỡng Liên Hiệp Quốc, mỗi người nên ăn khoảng 400g rau quả mỗi ngày. Ngoài ra, điều cần lưu ý là giá trị của  các loại rau quả khác nhau không chỉ ở chủng loại mà còn ở  cách trồng trọt, chăm bón và cả qúa trình chế biến .  Một nghiên cứu kéo dài 10 năm của các nhà khoa học trường Đại học California, Mỷ đã cho biết cà chua được chăm bón bằng phân hửu cơ theo lối truyền thống  có hàm lượng hợp chất flavonoids, một chất chống oxy hoá, cao gấp 2 lần so với cách trồng trọt  thông thường hiện nay. (Cách trồng  hiện nay thường xử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu rầy hoặc hoá chất kích thích tăng trưởng)  Ngoài ra, Hội Ung thư quốc gia Mỷ cũng nghiên cứu thấy  những người dùng các loại thực phẩm tự nhiên có chứa các sinh tố  B6, B12 và Folate sẽ giảm nguy cơ ung thư tuỵ tương ứng là 81%, 73% và 52%.  Ngược lại những người dùng các viên sinh tố tổng hợp  có các sinh tố trên chẳng những không giảm mà còn tăng nguy cơ ung thư tuỵ lên đến 139%.  Những kết quả nầy cũng phù hợp với những khuyến cáo cách đây trên 40 năm của Giáo sư Oshawa khi ông đề ra Macrobiotics, một phương pháp chữa bệnh  dưỡng sinh bằng cách ăn các loại rau quả và ngủ cốc thô không có sự hổ trợ của hoá chất. Như vậy, cùng một loại rau quả hoặc ngủ cốc, cùng một loại thổ nhưởng, nhưng kết quả có thể khác nhau, hoặc có lợi hoặc có hại cho sức khoẻ tuỳ theo quá trình chăm bón, bảo quản, vận chuyển có qua xử lý bằng các loại hoá chất hay không.

Nguồn năng lượng chánh phòng chống ung thư đến từ ngủ cốc và các loại hạt toàn phần

Ngủ cốc thô hay còn gọi là ngủ cốc toàn phần là những loại ngủ cốc còn nguyên phần mài và lớp vỏ ngoài như gạo lức, lúa mạch, bắp nguyên hạt, bánh mì đen. Ngủ cốc thô nên được dùng để thay thế dần những loại gạo trắng hoặc thực phẩm tinh lọc như bún, mì, phở, hủ tiếu, các loại bánh.  Ngủ cốc thô là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng carbohydrate phức hợp bao gồm nhiều chất xơ, các sinh tố nhóm B, khoáng chất và nhiều nguyên tố vi lượng  cần thiết cho sức khoẻ.  Đối với tính năng chống ung thư, những nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học London cho biết chế độ ăn nhiều các loại đậu và ngủ cốc thô có giá trị chống ung thư là do những thức ăn nầy chứa nhiều hợp chất Inositol Pentakisphosphate có tính năng ức chế được enzym phospho inositide 3-kinase vốn thúc đẩy sự phát triển các khối u ung thư.  Chất xơ có nhiều trong hạt và ngủ cốc toàn phần cũng có giá trị đặc biệt.  Chất xơ không bị hoà tan, không được hấp thu , góp phần tạo ra chất bả có tác dụng kích thích nhu động ruột , thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già, chống táo bón, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, chất xơ còn có thể kết dính những chất độc hại để bài tiết theo phân ra ngoài.  Do đó chất xơ cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống ung thư.

Đối với nguồn chất đạm, các nghiên cứu về dinh dưỡng khuyên nên dùng các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hoà lan, đặc biệt là đậu nành.  Đậu toàn phần là nguồn thực phẩm giàu chất đạm dễ chuyển hoá lại chứa nhiều chất xơ, nhiều sinh tố nhóm B, khoáng chất và những chất chống oxy hoá isoflovonoids góp phần chống lại các bệnh ung thư.

Ngoài ra, thực đơn phòng chống ung thư còn xử dụng một số loại hạt và quả hạch như quả óc chó , hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt mè, hạt bí rợ, hạt hướng dương.  Những loại hạt nầy là một nguồn cung cấp năng lượng dưới dạng acid béo hửu ích.  Trong nhiều loại hạt nầy có chứa  oestrogen thực vật thường gọi là lignan có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.  Một báo cáo tại cuộc hội thảo về ung thư vú vào tháng 12/2000 tại San Antonio, Mỷ đã cho biết các bệnh nhân ung thư vú dùng 25g hạt lanh mỗi ngày trong khỏang 38 ngày  đã có tác dụng làm  thu nhỏ khối u ung thư rõ rệt tương tự như những người đã dùng thuốc tamoxifen.  Ngoài oestrogen thực vật, các loại hạt nhiều chất béo còn cung cấp chất xơ, nhiều chất chống oxy hoá như selenium, magnesium, sinh tố E và acid béo omega 3 có lợi cho hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh.  Cần dùng nhiều loại hạt cũng như nhiều loại đậu và rau quả, củ khác nhau nhằm tạo sự đa dạng sinh học để đáp ứng đủ những nhóm chất cần thiết cho nhu cầu biến dưỡng của cơ thể.  Liều các loại hạt và quả hạch được đề nghị là khoảng 25g đến 30g mỗi ngày.  Với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không dùng thịt cá, các nguồn thực phẩm chủ yếu được khuyến cáo ở tỷ lệ 50% ngủ cốc, 20% đậu, phần còn lại là rau quả, củ.

Giảm bớt hoặc chấm dứt hẳn việc tiếp xúc với các yểu tố gây ung thư hoặc làm suy giảm hệ miển dịch

Việc tăng cường sức phòng vệ cơ thể thông qua những loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hoá chỉ có ý nghĩa thiết thực khi được thực hiện song song với những biện pháp nhằm giảm việc tiếp xúc  với các yếu tố gây ung thư hoặc làm gia tăng các gốc tự do trong cơ thể.

·        Không hút thuốc. Thuốc lá là nguồn cung cấp những gốc tự do lớn nhất.  Có hàng ngàn chất độc hại trong những điếu thuốc lá.  Một so sánh còn nói rằng hút một hơi thuốc còn độc hại hơn gấp 600 lần so với hít phải một hơi khói thải từ xe cộ.  Hút thuốc không những gây hại cho bản thân  mà còn làm khói thuốc lan toả có hại cho những người chung quanh.

·        Không ăn các loại thực phẩm để qua đêm. Các loại thức ăn, thức uống thiu, ôi có nhiều nấm mốc có thể tiết ra độc tố aflatoxin dễ dẫn đến  ung thư.

·        Tránh ăn các loại thực phẩm đã qua chế biến với các phụ gia, hoá chất, các loại đồ hộp, nước uống đóng chai.  Các hoá chất nitrits, nitrats hoặc bất cứ loại nào  khác  được xử dụng để làm cho thực phẩm lâu hư, thêm độ dai, dòn, chất tẩy trắng hoặc chất tạo màu    đều là những tác nhân dễ dẫn đến các loại ung thư miệng, ung thư thực quản, dạ dầy.  Những loại dưa muối thường có hàm lượng cao chất nitrosamin cũng được cho là có liên quan dến ung thư vòm họng, dạ dầy.

·        Giảm thiểu các loại thức ăn nướng, quay, hun khói.  Các loại thức ăn trực tiếp với lửa  và những thực phẩm chiên, xào lâu hoặc với độ nóng cao trên 250o dù với mở động vật hay với dầu thực vật đều có thể sinh ra những chất độc hại dễ dẫn đến ung thư.  Khi chiên các loại thực phẩm, nên loại bỏ phần dầu thừa bằng cách dùng giấy thấm  chuyên dụng của nhà bếp để thấm qua một lần trên những thức ăn vừa chiên xong.

·        Giảm bớt việc ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa,  thịt cừu.  Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho biết bệnh tim mạch và ung thư thường tỷ lệ thuận với việc ăn nhiều các loại thịt đỏ.  Chẳng hạn ung thư ruột dễ xuất hiện ở các cộng đồng ăn thịt nhiều ở Bắc Mỷ và Tây Âu hơn là  những vùng ăn chay ở Ấn độ.  Dân Scotland ăn thịt bò nhiều hơn 20% so với người Anh cũng có tỷ lệ ung thư ruột cao nhất thế giới.  Các chuyên viên tại viên ung thư Dana Farber ở Mỷ đã tiến hành khảo sát 1009 bệnh nhân ung thư ruột già giai đoạn 3 đã trải qua điều trị phẩu thuật và hoá trị.  Kết quả cho thấy những người ăn nhiều chất béo và thịt đỏ có nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao gấp 3,3 lần so với những người ăn cá và rau quả.  Đối với người đang được điều trị ung thư tốt nhất là nên chấm dứt hẳn việc ăn thịt đỏ.  Nếu cần ăn chất đạm động vật, chỉ nên ăn cá và một ít thịt trắng như gà, bồ câu đã bỏ da và nội tạng.  Cá là một nguồn chất đạm dễ tiêu hoá lại chứa nhiều acid béo omega 3.  Người ta khuyên nên ăn cá ít nhất 3 lần một tuần.  Cá có tác dụng giảm trầm uất và điều hoà được lượng cholesterol trong máu.  Riêng với trứng, người ta khuyên không nên ăn nhiều.  Đối với người đang được điều trị ung thư càng không nên ăn.  Trứng là một nguồn đạm động vật có hàm lượng cholesterol rất cao.  Ăn trứng nhiều cũng có liên quan đến các bệnh ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.

Ngòai ra, chế độ ăn uống phòng chống ung thư cũng bao gồm những khuyến cáo thông thường của một chế độ ăn uống lành mạnh như không ăn mặn, ăn ít đường, ít mở, hạn chế bia, rượu, năng vận động thân thể và duy trì một tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái.  Yếu tố tâm lý luôn được xem trọng trong mọi giai đoạn của bệnh tật.  Stress làm suy giảm hệ miển dịch và làm gia tăng nhu cầu chất chống oxy hoá.  Ngược lại, sự thư giãn và lạc quan giúp điều hoà nội tiết, nội tạng, gia tăng sức đề kháng và làm giảm nhu cầu chuyển hoá.  Tuy nhiên, một cơn giận có thể chưa đủ để gây ra bệnh tật.  Thỉnh thoảng ăn một bửa ăn thịnh soạn với thịt nướng hoặc vài món ăn có hoá chất phụ gia cũng khó đưa đến ung thư.  Điều quan trọng là sự hiểu biết và cảnh giác cần thiết trong chế độ ăn uống sinh hoạt thường nhật để xây dựng được một chính khí đủ mạnh để vượt thắng những tà khí bất chợt thỉnh thoảng vẫn gặp phải  trong cuộc sống.

Có trường hợp ung thư nào được chữa khỏi chỉ bằng liệu pháp tự nhiên?

Như đã nói ở phần đầu bài viết, nếu vừa  tăng cường được hệ miển dịch và chống lại sự phát triển của bệnh bằng những chất chống oxy hoá, vừa chấm dứt  việc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư thì việc khỏi bệnh chỉ là một quy luật tự nhiên.  Ngày nay có rất nhiều người đã tự chữa khỏi bệnh chỉ bằng cách nầy.  Tại Việt Nam, thỉnh thoảng báo chí có đưa tin và bài về những trường hợp cụ thể đã khỏi bệnh ung thư bằng “gạo lức muối mè”.  Trên bình diện quốc tế có lẻ 3 trường hợp sau đây được nhắc đến nhiều nhất.

·        Giáo sư Oshawa (1893-1965) là một người Nhật, ông bị ung thư phổi và dạ dầy từ năm 17 tuổi.  Ông đã tự chữa khỏi cho mình bằng chế độ ăn uống cân bằng Âm Dương, nhiều ngủ cốc và rau quả toàn phần  không có hoá chất.  Sau đó ông đã viết sách và đi nhiều nơi trên thế giới để diển giảng và quảng bá về cách chữa bệnh nầy.  Cần nói thêm, những lý thuyết về gốc tự do và những chất chống oxy hoá chưa được đề cập đến trong thời gian nầy.

·        Bác sĩ Anthony Sattilaro, một người Mỷ, là Giám Đốc một Bệnh viện lớn Philadelphia.  Ông đã từng bị ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể, đã trải qua 3 lần giải phẫu.  Ông đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 7 tháng được  hướng dẫn điều trị theo cách của ông Oshawa.

·        Ian Gawler là một Bác sĩ thú y người Úc.  Ông đã bị ung thư xương và đã bị cưa chân vào năm 1975 khi ông chỉ mới 25 tuổi.  Vào cuối năm đó, ông bắt đầu một chương trình tự điều trị ung thư cho mình bằng liệu pháp chỉnh thể của phương Đông dưới hình thức ăn chay, thái độ sống tích cực, thiền và sinh hoạt nhóm.  Đến năm 1978, Gawler hoàn toàn bình phục.  Trên cơ sở những kinh nghiệm của mình, ông đã lập nên nhóm hành động hổ trợ ung thư (Cancer Support Group).  Đến năm l983, tổ chức The Gawler Foundation, một tổ chức phi chánh phủ, phi lợi nhuận được chính thức ra đời nhằm tư vấn, giúp đở cho những bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư.  Đến nay trên 50.000 người đã tham dự những chương trình huấn luyện hoặc giới thiệu về thiền, về lối sống lành mạnh để phòng bệnh hoặc chữa bệnh của tổ chức nầy.

Tin liên quan