Phân biệt u lành và u ác: giống và khác nhau

Ngày đăng: 16/06/2015 Lượt xem 17154
U lành và u ác ở đây là chỉ khối u không phải ung thư và khối u ung thư.

Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u cũng có hai loại. Một là khối u lành tính và hai là khối u ác tính. Để hiểu rõ về hai loại khối u này, bạn nên tham khảo bài viết sau:

Khác nhau

  U lành tính

  U lành tính

U lành: là khi u không có kh năng xâm ln hay xâm nhp vào các cơ quan hay t chc lân cn và không có kh năng th tế bào ca nó vào dòng máu tun hoàn hay dòng bch huyết đ đi đến phát tri mt hay nhiu cơ quan khác trong cơ th (di căn) là khi u lành hay U Lành.

U ác: ngược lkhi u có kh năng xâm ln hay xâm nhp vào các cơ quan hay t chc lân cn và có kh năng "th" tế bào ca nó vào dòng máu tun hoàn hay dòng bch huyết đ đi đến phát tri mt hay nhiu cơ quan hay t chc khác trong cơ th (di căn) là khi U Ác hay khi u Ung thư.

Như vậy, u lành là u xuất phát từ cơ quan nào (da, gan, não, phổi, xương...) thì chỉ phát triển ở cơ quan đó, bị "vỏ" của cơ quan đó ngăn chặn không cho phép tế bào của khối u đó vượt ra ngoài xâm nhập sang cơ quan lân cận. 

Giống nhau

Về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Khi một tế bào "già" chết đi, một tế bào "non" ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó (biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào" non" cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy "vỏ" khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu "chui" vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.

Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện. U lành có thể mang tên "cơ quan" mà nó sinh ra như: u xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành... U lành cũng có thể mang tên tế bào, tổ chức sinh ra nó như: u mỡ (lipoma), u xơ (fibroma), u xơ thần kinh (neurofibroma), u cơ vân (rhabdomioma), u cơ trơn (leiomyoma), u sụn (chondroma)... Như trên đã phân tích, như vậy, u lành thường phát triển chậm hơn u ác; triệu chứng u lành thường mang tính tại chỗ hơn u ác. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào vị trí khối u và nguồn gốc tế bào. Nói chung u ác luôn luôn đe dọa tính mạng người bệnh thì u lành phần lớn "lành" hơn.

Theo thaythuocvietnam

Tin liên quan