Điều trị đích bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

Ngày đăng: 14/05/2020 Lượt xem 2649

BSNT. Hoàng Công Tùng

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, GS.TS. Mai Trọng Khoa

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.

 

          Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Theo thống kê năm 2018 của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (International Agence on Cancer Research) ung thư phổi có tỷ lệ số ca mới mắc 2.088.849 chiếm 11,6% ở cả hai giới, có tỷ lệ tỷ vong là 1.761.007 chiếm 18,4%, cao nhất trong các loại ung thư hiện nay.

          Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi hiện nay đã và đang đạt được những tiến bộ nhất định so với trước. Ngoài các phương pháp điều trị đa mô thức cổ điển: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngày nay với sự phát triển của sinh học phân tử, việc nghiên cứu và tìm ra các thuốc mới: các thuốc điều trị nhắm trúng đích (các TKI - Tyrosine Kinase), các thuốc điều trị miễn dịch giúp cho bác sỹ và bệnh nhân có thêm nhiều sự lựa chọn và ngày càng được hưởng nhiều lợi ích.

          Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được điều trị ổn định

Hành chính

          Họ và tên: L.T.T. , nữ, 72 tuổi. Địa chỉ: Hà Cầu – Hà Đông – Thành phố Hà Nội

          Vào viện tháng 9 năm 2019 vì lí do: Ho khan, đau tức ngực.

Bệnh cảnh

          Tháng 9/2019 bệnh nhân ở nhà xuất hiện ho nhiều, ho khan, ho nhiều về đêm kèm theo đau tức ngực phải âm ỉ, không khó thở, không sốt, không gầy sút cân đi khám tại Bệnh việnở Hà Nội được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: hình ảnh khối u phổi phải kích thước 1,5x1,5cm, bệnh nhân nhập viện Bạch Mai đánh giá và điều trị.

Tiền sử:

+ Bản thân: Tăng huyết áp (đang dùng thuốc Amlor 5mg x 1 viên/ngày).

+ Gia đình: Chồng bị ung thư phổi.

Khám bệnh:

Bệnh nhân thể trạng trung bình.

Hạch ngoại vi không sờ thấy.

Phổi 2 bên rì rào phế nang rõ, không rales.

Bụng mềm, gan lách không sờ thấy.

Các xét nghiệm

Công thức máu: bình thường.

Sinh hóa máu: (chức năng gan thận, điện giải đồ) bình thường.

Chất chỉ điểm u trong giới hạn bình thường CEA: 1,26ng/ml, Cyfra 21-1: 3,95U/L.

Điện tim đồ: Nhịp xoang, tần số 69 lần/ phút, trục trung gian.

Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh gan nhiễm mỡ.

Siêu âm vùng cổ: Hiện tại không phát hiện gì bất thường.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang:

 h1

Hình 1: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: khối u thùy trên phổi phải

kích thước 1,5x1,5cm, bờ tua gai ngấm thuốc sau tiêm.

Hình ảnh chụp PET/CT:

h2

Hình 2: Hình ảnh chụp PET/CT: u thùy trên phổi phải

kích thước 1,3x1,4cm xâm lấn màng phổi, maxSUV=12,23. Hạch trung thất trên

kích thước 1,8cm, tăng hấp thu FDG maxSUV=4,2, hạch trên Carina tăng hấp thu FDG maxSUV=4,0. Tổn thương di căn phổi trái.

h3 

Hình 3: Hình ảnh chụp PET/CT: Hạch trung thất trên kích thước 1,8cm, tăng hấp thu FDG maxSUV=4,2, hạch trên Carina tăng hấp thu FDG maxSUV=4,0.

         

          Chụp cộng hưởng từ sọ não: Hình ảnh thoái hóa myelin vùng trên lều, hiện tại chưa phát hiện tổn thương thứ phát.

h4 

Hình 4: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não.

IVChẩn đoán

          Bệnh nhân đã được sinh thiết khối u phổi, kết quả mô bệnh học: Ung thư biểu mô tuyến, có đột biến gene Epidemal grow factor receptor (EGFR) (+)/ exon 20.

          Chẩn đoán: Ung thư phổi không tế bào nhỏ T4N3M1, giai đoạn IV.

          Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô tuyến, có đột biến gene EGFR (+)/ exon 20/ Tăng huyết áp.

V. Điều trị

          Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc điều trị đích thế hệ 1: Tarceva 150mg x 1 viên/ngày.

          Điều trị tăng huyết áp: Amlor 5mg x 1 viên/ngày.

          Điều trị triệu chứng: giảm ho, kháng histamin, bổ gan.

VI. Diễn biến điều trị

          Các triệu chứng lâm sàng cải thiện nhiều

Lâm sàng

Trước điều trị

Sau điều trị

Khó thở

Khó thở khi gắng sức

Không khó thở

Ho

Ho khan nhiều

Không ho

Sốt

Không

Không

Đau ngực

Tức ngực phải khi ho

Không

Bảng 1: Thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 4 tháng

          Các chất chỉ điểm u sau 4 tháng điều trị (trong giới hạn bình thường): CEA: 1,52; Cyfra 21-1: 2,13.

Sau điều trị 4 tháng: Tổn thương hạch trung thất biến mất.

 h5

Hình 5: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực


Kết luận: Sau 4 tháng điều trị bằng thuốc điều trị nhắm trúng đích (Tarceva), bệnh nhân đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, các tổn thương hạch đã biến mất, kích thước khối u giảm ít. Hiện tại bệnh nhân vẫn tiếp tục được sử dụng thuốc Tarceva điều trị hàng ngày và theo dõi định kỳ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.


ungthubachmai.vn

Tin liên quan