TS. Nguyễn Huy Bình (Sưu tầm và dịch)
Đơn vị Gen - tế bào gốc; Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Tế bào gốc trung mô ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong liệu pháp tế bào điều trị thoái hóa thần kinh và nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích với bệnh Alzheimer. Trong nghiên cứu này sử dụng mô hình chuột mắc bệnh Alzheimer (APdE9), chúng tôi thấy rằng khi ghép tế bào gốc trung mô qua đường tĩnh mạch ở đuôi chuột giúp cải thiện trí nhớ từng phần thông qua test mê lộ nước Morris. Sử dụng cộng hưởng từ để đánh giá tình trạng oxy hóa ở trong não, chúng tôi nhân thấy tế bào gốc trung mô sau ghép có thể giảm stress oxy hóa trên mô hinh chuột mắc bệnh. Để đánh giá cơ chế của tế bào gốc trung mô với stress oxy hóa, chúng tôi tập trung vào amyloid-β và chức năng của vi tế bào thần kinh đệm. Tế bào gốc trung mô giúp làm giảm sự tích tụ của amyloid-β ở vùng vỏ và vùng hải mã. Kết quả cho thấy có sư giảm biểu hiện của Iba1 (đặc trưng cho vi tế bào thần kinh) ở vỏ não và giảm số lượng chân của tế bào này. Mặt khác là ghép tế bào gốc trung mô giúp thu hút vi tế bào thần kinh đệm tại vùng có nhiều amyloid-β, tăng quá trình làm sạch amyloid-β với bằng chứng là có nhiều vi tế bào thần kinh đệm chứa amyloid-β. Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy quá trình tang biểu lộ CD14 trên vi tế bào thần kinh đệm, là protein quan trọng giúp hấp thụ amyloid-β. Để khẳng định điều này, chúng tôi đã cấy giữa vi tế bào thần kinh đệm MG6 của chuột với tế bào gốc trung mô. Kết quả cho thấy vi tế bào thần kinh đệm MG6 tăng hấp thụ amyloid-β khi cấy cùng tế bào gốc trung mô. Thêm vào đó, quá trình này còn giúp chuyển dạng vi tế bào thần kinh từ M1 sang M2 và giảm sản xuất các cytokine tiền viêm. Những bằng chứng khoa học ở trên cho thấy tế bào gốc trung mô có tiềm năng làm giảm stress oxy hóa thông qua cải thiện chức năng vi tế bào thần kinh đệm, giảm amyloid-β ở mô hình chuột mắc bệnh Alzheimer
Nguồn: J Alzheimers Dis. 2019 Oct 18. doi: 10.3233/JAD-190817.