Ứng dụng tấm biểu mô từ tế bào gốc mô mỡ trong điều trị loét do đái tháo đường

Ngày đăng: 08/10/2018 Lượt xem 3002
Ứng dụng tấm biểu mô từ tế bào gốc mô mỡ trong điều trị loét do đái tháo đường.

Người dịch: TS. Nguyễn Huy Bình
(Bộ môn sinh lý học - Đại học Y Hà Nội; Đơn vị gen trị liệu- Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai)

Da nhân tạo được cân nhắc sử dụng trên lâm sàng, tuy nhiên do tình trạng nuôi dưỡng kém ở vết thương, nên khi ghép da nhân tạo cho bệnh nhân loét do đái tháo đường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Liệu pháp tế bào là một hướng mới trong điều trị các vết loét do đái tháo đường và công nghệ tạo ra tấm biểu mô chứa các tế bào gốc làm tăng tỷ lệ thành công khi ghép da nhân tạo. Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ có tiềm năng hơn các loại tế bào gốc trung mô lấy từ các nguồn khác do có thể thu thập với số lượng lớn, dễ dàng. Do vậy, nghiên cứu này tiến hành thử nghiệm tạo ra tấm biểu mô chứa tế bào gốc trung mô từ mỡ được tăng sinh từ dịch nuôi có sử dụng axit ascorbic. Sau đó, tấm biểu mô này được ghép cho chuột đái tháo đường type 2 có vết loét điển hình và phủ da nhân tạo 2 lớp lên vết loét. Kết quả cho thấy: tổn thương liền nhanh hơn ở nhóm có sử dụng tấm biểu mô chứa tế bào gốc trung mô từ mô mỡ so với nhóm chứng. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn có hạn chế do tế bào gốc rất nhạy cảm với độ ẩm nên phải duy trì vi môi trường ẩm cho các tế bào này. Do vậy, lớp da nhân tạo phủ lên trên giúp hạn chế quá trình bay hơi nước và giữa độ ẩm cho tấm biểu mô chứa tế bào gốc. Kỹ thuật này có thể được sử dụng cho các vết loét do bỏng, bệnh mạch máu, rối loạn cấu trúc collagen hoặc nuôi dưỡng kém khi sử dụng corticoid. Đây là nghiên cứu bước đầu trong việc phát triển kỹ thuật điều trị các vết thương do bệnh đái tháo đường.

 

Kato Y1, Iwata T2, Washio K3, Yoshida T3, Kuroda H3, Morikawa S4, Hamada M5, Ikura K5, Kaibuchi N3, Yamato M3, Okano T6, Uchigata Y5.




Nguồn tin: J Vis Exp. 2017 Aug 4;(126). doi: 10.3791/54539.

Nguyễn Huy Bình

Tin liên quan