Vào giữa thế kỷ thứ 19, các khoa học gia người Ý đã gợi ý rằng tủy xương là nguồn gốc của tế báo máu nhờ có một hóa chất nào đó trong tủy. Tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là một số tế bào ở tủy tạo ra tế bào máu. Họ gọi các tế bào này là “tế bào gốc”-stem cells. Kết quả nhiều nghiên cứu kế tiếp đã xác định dữ kiện này.
Tế bào gốc có trong tủy xương và máu. Tủy là lớp mô bào xốp nằm giữa các khoảng trống của xương. Ở trẻ sơ sinh, tất cả xương đều có tủy hoạt động mạnh. Tới tuổi tráng niên, tủy ở xương tay chân ngưng hoạt động trong khi đó tủy ở các xương sọ, hông, sườn, ức, cột sống vẫn tiếp tục sản xuất tế bào gốc.
Vì máu và tủy đều chứa nhiều tế bào gốc cho nên có nhiều đề nghị các chữ “ghép tế bào gốc -stem cells transplantation” để thay thế cho “ghép tủy xương-bone marrow transplantation”.
Đặc tính của các tế bào gốc là có thể tự sinh ra tế bào khác y hệt như mình và tạo ra các tế bào trưởng thành như hồng cầu, bạch huyết cầu, tiểu cầu.
Ngoài tủy xương, tế bào gốc còn có trong dòng máu lưu thông hoặc máu từ cuống rốn thai nhi, nhau thai.. Ở tủy xương, cứ khoảng 100,000 tế bào máu thì có một tế bào gốc, trong khi đó số lượng tế bào gốc ở máu chỉ bằng 1/100 ở tủy.
Khái niệm ghép tủy để trị bệnh được khảo sát một cách khoa học vào cuối thế chiến II khi có nhiều nạn nhân bị hoại tủy do tiếp cận với phóng xạ, đặc biệt là sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật.
Kỹ thuật ghép tủy xương được thực hiện thành công vào năm 1968 để điều trị các bệnh ung thư bạch cầu, thiếu máu vô sinh (aplastic anemia), u ác tính các hạch bạch huyết như bệnh Hodgkin, rối loạn miễn dịch và vài loại u như ung thư noãn sào, vú.
Trong ghép tủy, các tế bào bệnh hoạn của tủy bị tiêu diệt và tế bào gốc lành mạnh được truyền vào máu, tập trung vào ổ xương và bắt đầu sinh ra tế bào máu bình thường cũng như thiết lập một hệ miễn dịch mới.
Ghép tế bào gốc cứu sống nhiều người và chỉ thực hiện được khi có người cho thích hợp. Điều này không dễ dàng, vì để phương thức thành công, tế bào đôi bên phải hầu như 100% tương xứng. Chỉ dưới 30% bệnh nhân cần ghép tế bào mầm có thể tìm được tương xứng ở thân nhân.
Nếu người nhận và người cho là sanh đôi đồng nhất (identical twins), do một trứng được thụ tinh rồi phân chia tạo ra hai thai nhi, thì mọi sự êm đẹp, không có phản ứng khước từ (reject).
Ngược lại khi người cho và người nhận không là sinh đôi đồng nhất thì cần phải tìm một người cho có loại tế bào gần tương tự như tế bào người nhận. Đây là việc làm khá khó khăn, tốn nhiều thời gian để có đối tác tương ứng.
Nhu cầu của bệnh nhân cần được ghép tế bào gốc rất cao mà kiếm được hai loại tế bào tương xứng giữa người cho và người nhận rất khó khăn. Vì thế nhiều tổ chức bất vụ lợi quốc tế đã đứng ra để ghi danh những vị tình nguyện hiến tủy hoặc tế bào mầm trong máu. Mỗi vị ghi danh là một niềm hy vọng cho những bệnh nhân khao khát chờ đợi được cứu sống. Hiện nay danh sách có khoảng hơn 10 triệu người trên thế giới sẵn sàng dâng hiến.
Hiến tủy được thực hiện tại cơ sở y tế với đầy đủ phương tiện, sau nhiều sửa soạn chu đáo cho nên rất an toàn. Mọi người từ 18 tới 60 tuổi, có sức khỏe tốt và hội đủ một số tiêu chuẩn y tế đều có thể ghi danh.
Khi áp dụng phương pháp hóa trị trước ghép, thay vì bị diệt tủy bằng hóa chất liều cao, cô sinh viên này được giảm liều để gây phản ứng ghép chống chủ (tế bào được ghép chống lại cơ thể). \"Trước kia, hiện tượng này làm người ta sợ hãi, nhưng giờ đã có bằng chứng cho thấy đi cùng với nó là quá trình các tế bào ghép tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ đó, khả năng khỏi bệnh tăng lên \" - thạc sĩ Khánh giải thích.
Một cái lợi nữa của việc giảm liều hóa chất là bệnh nhân không phải nằm trong phòng vô trùng tuyệt đối mấy tháng trời do không bị diệt tủy, nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu giảm tối đa. Các tác dụng phụ của hóa trị liệu cũng được hạn chế.
Để lấy tế bào gốc máu, các bác sĩ không chọc tủy của người hiến, mà gạn từ máu lấy ở cánh tay. Nếu lấy tủy, bác sĩ sẽ phải gây mê cho người hiến, và chọc vài chục lần mới đủ lượng cần thiết, gây đau đớn, mệt mỏi nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu, cho biết trong thời gian tới, ghép tế bào gốc sẽ trở thành kỹ thuật thường quy tại viện nhằm điều trị các dạng ung thư máu, căn bệnh ngày càng tăng ở Việt Nam.
Nếu như các loại ung thư khác có thể chữa bằng phẫu thuật thì với bệnh này, điều đó là không thể bởi tế bào bệnh theo máu đi khắp cơ thể. Nếu không ghép tủy, bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng hóa chất.
\"Đây là con dao hai lưỡi mà lưỡi nào cũng sắc\" - thạc sĩ Bạch Quốc Khánh nói. Hóa chất liều càng cao càng giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi, kiệt quệ, nhiều người thậm chí còn tử vong trong quá trình điều trị.